Kỉ niệm 35 năm ngày thành lập trường
  
Công Đoàn Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh 35 năm phấn đấu không ngừng

Ngày 27/10/1976, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập. Cuối năm đó, Công đoàn Trường ra đời. Từ ngày  thành  lập  đến nay, Công đoàn Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã trải qua 15 nhiệm kì hoạt động:

TT
NHIỆM KÌ CHỦ TỊCH
(THƯ KÍ)
PHÓ CHỦ TỊCH Số lượng
UVBCH
1 1976–1978 Ông Huỳnh Đài 7
2 1978–1980 Ông Huỳnh Đài 8
3 1980–1983 Ông Lê Văn Sáu 9
4 1983–1985 Ông Phan Kỳ Nam 11
5 1985–1988 Ông Phan Kỳ Nam 17
6 1988–1990 Bà Nguyễn Thị Cẩm Đoan Ông Nguyễn Ngọc Ái 15
7 1990–1993 Bà Nguyễn Thị Cẩm Đoan Bà Nguyễn Thị Hồng Cam 12
8 1993–1996 Bà Nguyễn Thị Cẩm Đoan Ông Nguyễn Đức Ân 11
9 1996–1998 Bà Nguyễn Thị Cẩm Đoan
Ông Phan Kỳ Nam 11
10 1998–2000 Ông Võ Xuân Đàn Ông Lê Đình Hùng 15
11 2000–2002 Ông Hoàng Lan Bà Đỗ Thị Thanh Xuân 14
12 2002–2005 Ông Phạm Xuân Hậu Bà Đỗ Thị Thanh Xuân 15
13 2005–2007 Ông Phạm Xuân Hậu Bà Đỗ Thị Thanh Xuân 15
14 2007–2010 Ông Phạm Xuân Hậu Bà Đỗ Thị Thanh Xuân 15
15 2010–2012 Bà Đỗ Thị Thanh Xuân Ông Trần Văn Vĩnh 15

Là một tổ chức chính trị - xã hội trong Nhà trường, 35 năm qua, Công đoàn Trường đã thực hiện trách nhiệm bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng của người lao động. Trong những nhiệm kì gần đây, lãnh đạo Công đoàn Trường đã chú trọng trẻ hóa đội ngũ, tăng cường đội ngũ giảng viên tham gia công tác Công đoàn. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, sự hỗ trợ của Chính quyền, Công đoàn đã thực sự  phát huy vai trò của mình, góp phần cùng với các tổ chức khác đưa Nhà trường đi lên.

Chỉ tính từ năm 2005 đến nay, Công đoàn Trường đã đạt được những thành tích sau:

1. Các danh hiệu thi đua

  • Cờ Công đoàn Vững mạnh Xuất sắc của Liên đoàn Lao động TP.HCM  năm 2005;
  • Cờ Công đoàn Vững mạnh Xuất sắc của Liên đoàn Lao động TP.HCM  năm 2006;
  • Cờ Công đoàn Vững mạnh Xuất sắc của Liên đoàn Lao động TP.HCM  năm 2007;
  • Cờ Công đoàn Vững mạnh Xuất sắc của Liên đoàn Lao động TP.HCM  năm 2008;
  • Cờ Công đoàn Vững mạnh Xuất sắc của Liên đoàn Lao động TP.HCM  năm 2009;
  • Cờ Công đoàn Vững mạnh Xuất sắc của Liên đoàn Lao động TP.HCM  năm 2010.

2. Các hình thức khen thưởng

  • Huân chương Lao động hạng Ba năm 1998;
  • Huân chương Lao động hạng Nhì năm 2004.

Năm 2005:
Tập thể:

  • 1 Bằng khen của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;
  • 4 Bằng khen của Công đoàn Giáo dục Việt Nam;
  • 3 Bằng khen của Liên đoàn Lao động TP.HCM.

Cá nhân:

  • 1 Bằng khen của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam;
  • 2 Bằng khen của Bộ GD và ĐT;
  • 6 Bằng khen của Công đoàn Giáo dục Việt Nam;
  • 2 Bằng khen của Liên đoàn Lao động TP.HCM.

Năm 2006:
Tập thể:

  • 1 Bằng khen của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;
  • 4 Bằng khen của Công đoàn Giáo dục Việt Nam;
  • 1 Bằng khen của Liên đoàn Lao động TP.HCM.

Cá nhân:

  • 6 Bằng khen của Công đoàn GD Việt Nam;
  • 2 Bằng khen của Công đoàn Giáo dục Việt Nam.

Năm 2007:
Tập thể:

  • 4 Bằng khen của Công đoàn Giáo dục Việt Nam;
  • 2 Bằng khen của Liên đoàn Lao động TP.HCM.

Cá nhân:

  • 6 Bằng khen của Công đoàn Giáo dục Việt Nam;
  • 2 Bằng khen của Liên đoàn Lao động TP.HCM.

Năm 2008:
Tập thể:

  • 1 Bằng khen của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;
  • 3 Bằng khen của Công đoàn Giáo dục Việt Nam;
  • 2 Bằng khen của Liên đoàn Lao động TP.HCM.

Cá nhân:

  • 3 Bằng khen của Công đoàn Giáo dục Việt Nam;
  • 3 Bằng khen của Liên đoàn Lao động TP.HCM.

Năm 2009:
Tập thể:

  • 1 Bằng khen của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;
  • 3 Bằng khen của Công đoàn Giáo dục Việt Nam;
  • 2 Bằng khen của Liên đoàn Lao động TP.HCM.

Cá nhân:

  • 5 Bằng khen của Công đoàn Giáo dục Việt Nam;
  • 3 Bằng khen của Liên đoàn Lao động TP.HCM.

Năm 2010:
Tập thể:

  • 2 Bằng khen của Công đoàn Giáo dục Việt Nam;
  • 2 Bằng khen của Liên đoàn Lao động TP.HCM.

Cá nhân:

  • 1 Bằng khen của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;
  • 3 Bằng khen của Công đoàn Giáo dục Việt Nam;
  • 3 Bằng khen của Liên đoàn Lao động TP.HCM.

Ban Chấp hành Công đoàn Trường khóa XV

Ban Chấp hành Công đoàn Trường khóa XV

Công Đoàn Trường ĐHSP TP.HCM 35 năm phấn đấu không ngừng Công Đoàn Trường ĐHSP TP.HCM 35 năm phấn đấu không ngừng
PGS. TS. Phạm Xuân Hậu, Chủ tịch Công đoàn Trường (nhiệm kì XIV) trao chứng nhận cho các công đoàn viên đạt thành tích cao trong các cuộc vận động Bà Đỗ Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch Công đoàn Trường (nhiệm kì XIV) nhận Bằng kehn của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam (2010) và nhận cờ Công đoàn Cơ sở Vững mạnh Xuất sắc năm học 2009 - 2010 do Liên đoàn Lao động TP. HCM tặng.
Công Đoàn Trường ĐHSP TP.HCM 35 năm phấn đấu không ngừng Công Đoàn Trường ĐHSP TP.HCM 35 năm phấn đấu không ngừng
Tiết mục văn nghệ của Công đoàn bộ phần tham dự Liên hoan Văn nghệ nhân kỉ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8.3 Ông Trần Văn Vĩnh (phải), Ủy viên Thường vụ Công đoàn Trường (nhiệm kì XIV) bàn giao nhà công vụ cho Trường THPT Phú Hưng, Cái Nước, Cà Mau.
Công Đoàn Trường ĐHSP TP.HCM 35 năm phấn đấu không ngừng Công Đoàn Trường ĐHSP TP.HCM 35 năm phấn đấu không ngừng
Bà Đỗ Thị Thanh Xuân (bìa trái), Chủ tịch Công đoàn Trường trao giải Nhất, Nhì, Ba cho nội dung bóng bàn tại Hội thao truyền thống Công đoàn Trường lần thứ 6 năm 2011. Ban chấp hành Công đoàn Trường tổ chức sơ kết đợt 1 và phát động xây dựng Quỹ tấm lòng vàng đợt 2 (năm 2011)
 
Đảng bộ Trường Đại học Sư phạm TP.HCM 35 năm nhìn lại một chặng đường

Đảng Bộ Trường ĐHSP TP.HCM 35 năm nhìn lại một chặng đường

Ban chấp hành Đảng bộ Khóa XIII

Cùng với sự ra đời và phát triển của Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Đảng bộ Nhà trường đã không ngừng thể hiện vai trò lãnh đạo của mình trong sự nghiệp xây dựng Trường trở thành một trường Đại học trọng điểm của cả nước. Từ một Chi bộ với 15 đảng viên khi mới thành lập, đến nay Đảng bộ đã có 31 chi bộ với 304 đảng viên.

Đảng bộ Trường đã thể hiện vai trò lãnh đạo toàn diện đối với Nhà trường và các tổ chức đoàn thể trong việc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, công tác giáo dục chính trị tư tưởng, công tác xây dựng tổ chức Đảng và công tác xây dựng các đoàn thể. Đảng bộ đã quán triệt các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng cho đảng viên, cán bộ, nhân viên và học sinh sinh viên toàn Trường, vì vậy đã đảm bảo hoạt động của Trường, ổn định an ninh chính trị nội bộ, đồng thời phát huy được nội lực và trí tuệ của mỗi thành viên trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Nhà trường.

Trong những năm gần đây, hưởng ứng Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo Chỉ thị 06-CT/TW ngày 07/11/2006 của Bộ Chính trị, Đảng uỷ Trường đã thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Cuộc vận động, ban hành các kế hoạch triển khai và cụ thể hóa những nội dung chỉ đạo, đề ra những công tác trọng tâm theo từng chủ đề của từng giai đoạn. Cuộc vận động đã tạo  được sự chuyển biến tích cực từ nhận thức sang hành động cụ thể của đảng viên, cán bộ, giảng viên và học sinh, sinh viên. Thông qua Cuộc vận động, đội ngũ cán bộ quản lí, nhà giáo, viên chức, học sinh - sinh viên đã có sự chuyển biến về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức của Bác, nâng cao đạo đức cách mạng, đẩy mạnh chất lượng dạy và học.

Với những thành tích đã đạt được, Đảng bộ Trường đã được nhận Giấy khen của Đảng uỷ Khối các trường ĐH-CĐ-TCCN, Giấy khen của Ban Tuyên giáo Thành uỷ và Bằng khen của Ban Thường vụ Thành uỷ TP. Hồ Chí Minh.

Đảng bộ Nhà trường nhiều năm liền được công nhận là Đảng bộ trong sạch vững mạnh. Giai đoạn 2006 - 2011 có 31 đồng chí vinh dự nhận Huy hiệu Đảng 30 năm và 4 đồng chí vinh dự nhận Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng. Thực hiện Chỉ thị số 34/CT-TW ngày 30/5/1998 của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 22/CT-TU ngày 10/9/1998 của Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh về tăng cường công tác chính trị, tư tưởng, củng cố tổ chức Đảng, đoàn thể quần chúng và công tác phát triển đảng viên trong các trường học, và gần đây nhất là Chỉ thị 09/CT-TU ngày 02/4/2003 của Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh về việc đẩy mạnh công tác phát triển Đảng trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, Đảng bộ Trường đã chú trọng đẩy mạnh công tác phát triển Đảng trong cán bộ, giảng viên và sinh viên cả về số lượng và chất lượng. Trong 5 năm gần đây (2005-2010) Đảng bộ đã kết nạp được 160 đảng  viên mới, xây dựng được một lực lượng vững mạnh cho tổ chức Đảng. Đảng bộ hiện có hai chi bộ sinh viên với tổng số là 68 đồng chí. Vai trò của đảng viên sinh viên được thể hiện qua các phong trào học tập, rèn luyện và các hoạt động xã hội, xung kích vì cộng đồng. Một số đảng viên sinh viên nắm những vị trí chủ chốt trong Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên Việt Nam Trường.

Thông qua vai trò của các đảng uỷ viên được phân công phụ trách các đoàn thể hoặc tham gia trực tiếp trong Ban Chấp hành các đoàn thể, Đảng bộ đã lãnh đạo các tổ chức đoàn thể (Công đoàn, Đoàn TNCS TP. Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam, Hội Cựu chiến binh) giữ vững và phát huy những thành tựu đạt được, đồng thời đổi mới hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của mình, tạo nên sức mạnh tổng hợp góp phần đưa Trường phát triển đi lên trong thời kỳ mới.

Công đoàn Trường phối hợp với Chính quyền triển khai, thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động lớn, đặc biệt chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của công đoàn viên và người lao động. Nhờ đó, trong những năm qua, tổ chức Công đoàn luôn giữ vững danh hiệu Đơn vị vững mạnh, xuất sắc.

Công tác Đoàn, Hội và phong trào Thanh niên của Trường có nhiều đóng góp tích cực trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo, do đó đã vinh dự được nhận nhiều danh hiệu khen thưởng từ Trung ương và Thành phố.
Đảng uỷ đã lãnh đạo Hội Cựu chiến binh làm tốt công tác giáo dục truyền thống cho hội viên và thế hệ trẻ Nhà trường. Các hội viên phát huy truyền thống quân đội trên cương vị công tác của mình và có những đóng góp quan trọng, thiết thực cho sự phát triển của Nhà trường.

Quá trình xây dựng và phát triển Nhà trường hơn 35 năm có những thăng trầm qua từng giai đoạn, song với quyết tâm và sức mạnh đoàn kết, Đảng bộ đã lãnh đạo tập thể Trường vượt qua những thời điểm khó khăn để phát triển cùng với sự phát triển của đất nước. Điều này được khẳng định rõ nét qua những thành tích mà Đảng bộ, tập thể Nhà trường và các tổ chức đoàn thể đã đạt được.
Hoạt động của Đảng bộ luôn được sự quan tâm, hỗ trợ của đảng uỷ cấp trên, tuân theo nguyên tắc tập trung dân chủ, với sự chung tay, chung sức, chung lòng của Lãnh đạo Nhà trường qua các thời kì, của các tổ chức đoàn thể và đặc biệt là công sức, trí tuệ, sức mạnh của toàn thể đảng viên trong toàn Đảng bộ.

Những thành tích mà Đảng bộ Trường đạt được là điểm tựa, là động lực cho công tác của toàn Đảng bộ trong giai đoạn mới. Nhiệm kì 2010 – 2015 sẽ diễn ra trong bối cảnh hội nhập quốc tế, trong đó có lĩnh vực Giáo dục Đại học, đồng thời cũng là những năm bản lề mà ngành Giáo dục - Đào tạo thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới cơ bản toàn diện Giáo dục Đại học Việt Nam. Trong phạm vi Nhà trường, đây cũng là thời kì từng bước chuyển giao thế hệ cán bộ lãnh đạo và cán bộ chuyên môn từ các đơn vị đến cấp Trường. Từ thực tiễn đó, Đảng bộ xác định phương hướng lãnh đạo, chỉ đạo trong nhiệm kì 2010 – 2015 là tiếp tục xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện trên cơ sở tăng cường đoàn kết, phát huy dân chủ, giữ vững kỉ cương; tập trung nguồn lực, thực hiện đồng bộ các giải pháp đổi mới công tác quản lí giáo dục đại học nhằm đảm bảo, nâng cao chất lượng đào tạo và hiệu quả nghiên cứu khoa học, đáp ứng yêu cầu thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Để thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII (2010-2015), từng cán bộ, đảng viên cần thể hiện tính tiên phong, gương mẫu, tích cực củng cố khối đoàn kết nội bộ trên cơ sở phát huy dân chủ cơ sở.

Nhân dịp kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Trường, chúng tôi xin tri ân các đồng chí uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ - những người đã dành rất nhiều công sức, trí tuệ, thời gian và tâm huyết để giữ vững danh hiệu Đảng bộ Trong sạch Vững mạnh qua các thời kì, đặc biệt là các đồng chí Bí thư Đảng uỷ tiền nhiệm.

Toàn thể Đảng bộ Trường đã, đang và sẽ không ngừng nỗ lực phấn đấu để thực hiện tốt vai trò hạt nhân trong hệ thống chính trị của Nhà trường, xứng đáng với sự tin tưởng của cán bộ viên chức, sinh viên học sinh toàn Trường và các cấp bộ Đảng cấp trên.   


 
Định hướng phát triển của trường Đại học Sư phạm trọng điểm TP.Hồ Chí Minh
  • Sứ mạng

Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trường đại học hàng đầu của Việt Nam, đảm bảo có uy tín với trình độ và chất lượng cao về các sản phẩm đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực Khoa học cơ bản và Khoa học Giáo dục - Sư phạm.

Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đang đứng trước những thời cơ và thách thức lớn. Trường xác định mục tiêu chung và các chương trình cụ thể mang tính chiến lược như sau :

  • Mục tiêu chung
    • Xây dựng Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh thành đại học đa ngành, trọng điểm sư phạm, với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học đạt trình độ tiên tiến, đáp ứng sự nghiệp Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước, hội nhập khu vực và quốc tế.
  • Các chương trình chiến lược
    • Chương trình 1: Xây dựng đội ngũ giảng viên, chuyên viên và cán bộ quản lý giáo dục.
      Mục tiêu của chương trình là xây dựng  đội ngũ giảng viên, chuyên viên và cán bộ quản lý giáo dục chuẩn về chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu để có đủ năng lực thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của Nhà trường trong thời kì mới.
    • Chương trình 2: Xây dựng cơ sở vật chất, tăng cường trang thiết bị dạy học và nghiên cứu khoa học.
      Mục tiêu của chương trình là xây dựng phòng học, phòng làm việc, phòng thí nghiệm, thư viện… theo hướng chuẩn hóa, kiên cố hóa và từng bước hiện đại hóa trang thiết bị phục vụ công tác dạy học, nghiên cứu khoa học và quản lí
    • Chương trình 3: Đổi mới cơ bản, toàn diện giáo dục đại học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
      Mục tiêu chương trình là nghiên cứu và  thực hiện  đổi  mới phương  thức đào tạo, mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp dạy học, cách thức kiểm tra, đánh giá nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới cơ bản, toàn diện giáo dục Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam.
    • Chương trình 4: Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện, bền vững trong Nhà trường.
      Mục tiêu chương trình là phát huy tinh thần dân chủ ở cơ sở nhằm tạo sự đồng thuận cao trong cán bộ, giảng viên, nhân viên và sinh viên, kết hợp với tăng cường hiệu lực quản lí Nhà nước theo quy định của Pháp luật trong mọi lĩnh vực hoạt động của Nhà trường.
SỐ LIỆU ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG

1.    Sinh viên hệ chính quy tập trung và chính quy địa phương:

2.    Sinh viên hệ vừa làm vừa học:

3.    Giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng:

- Bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ (3 chu kỳ):

- Bồi dưỡng thay sách giáo khoa :

- Bồi dưỡng Nghiệp vụ Sư phạm và các chuyên đề

4.    Số lượt chứng chỉ Ngoại ngữ đã cấp (tính từ năm 2001 đến 2010)   
trong đó:

- Tiếng Anh    :

- Tiếng Pháp    :

- Tiếng Trung    :

- Tiếng Nhật    :

5.    Số lượt chứng chỉ Tin học đã cấp (tính từ năm 2001 đến 2011)

Chứng chỉ A, B Quốc gia:

Đào tạo Tin học Đại cương     cho sinh viên chính quy

Chương trình A, B bồi dưỡng GV, huấn luyện nhân viên

35.241

37.332

 

75.932

khoảng 12.500

khoảng 9.700

123.111

 

111.001 chứng chỉ

1.545 chứng chỉ

10.493 chứng chỉ

72 chứng chỉ

 

40.920

27.134

67.474

 
Hoạt động Hợp tác Quốc tế

Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã kí kết hợp tác với hơn 80 trường đại học và viện nghiên cứu thuộc các nước: Pháp, Bỉ, Thụy Điển, Na uy, Hà Lan, Lúc-xăm-bua, Cộng hòa Séc, Anh, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia, Ấn Độ, Niu Di-lân, Ô-xtrây-li-a, Ca-na-đa, Hoa Kỳ... Trường hợp tác với các tổ chức quốc tế: VVOB (Bỉ), AVI (Úc), Fulbright, VIA (Hoa kỳ). Trường là thành viên của hai tổ chức AUF (Khối đại học Pháp ngữ) và RIFEFF (Tổ chức các trường Đại học Sư phạm thuộc Cộng đồng Pháp ngữ).

Hợp tác quốc tế được thực hiện bằng các hình thức:

  • Đào tạo giáo viên, học viên ở trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ;
  • Trao đổi giảng viên, sinh viên;
  • Hội nghị, hội thảo quốc tế;
  • Bồi dưỡng ngắn hạn cho giáo viên, nghiên cứu về phương pháp giảng dạy bộ môn;
  • Dạy tiếng Việt, Văn hóa Việt Nam, Việt Nam học cho học viên nước ngoài theo các chương trình ngắn hạn và dài hạn;
  • Trao đổi tài liệu khoa học, tiếp nhận trang thiết bị.

Nhiều chương trình hợp tác đào tạo  được thực hiện giữa Trường và các đối tác quốc tế: với Đại học Grenoble trong ngành Thạc sĩ Didactique Toán, Vật lí; với Đại học Caen trong ngành Công nghệ đào tạo; với Đại học Canberra trong ngành Phương pháp Giảng dạy tiếng Anh, với Đại học Sư phạm Phúc Kiến trong ngành tiếng Trung, với Đại học Rouen trong ngành Ngôn ngữ học, v.v...

Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã cử nhiều giảng viên đến các trường đại học nước ngoài dạy tiếng Việt, Văn hóa Việt Nam, Toán, Vật lí. Từ năm 2001 đến nay, Trường đã tiếp  nhận  56 lượt giảng viên nước ngoài đến giảng dạy. Trường hiện có 100 sinh viên nước ngoài theo học tiếng Việt. Cũng trong thời gian trên, đã có 1.145 lượt cán bộ của Trường được cử đi công tác và học tập ở nước ngoài.
35 năm  qua, Trường ĐHSP TP.Hồ Chí Minh đã không ngừng phấn đấu vươn lên và khẳng định vai trò vị trí đầu tàu trong hệ thống các trường sư phạm thuộc các tỉnh thành phía Nam của Tổ quốc trong việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp. Quy mô đào tạo của Trường được mở rộng cả về số lượng người học, ngành nghề và cấp bậc đào tạo, chất lượng đào tạo được đảm bảo; công tác nghiên cứu khoa học được đẩy mạnh, hợp tác quốc tế được mở rộng; đội ngũ cán bộ, giảng viên phát triển cả về số lượng và chất lượng; phòng học, phòng làm việc được xây mới ngày càng khang trang, thiết bị dạy học và các phòng thí nghiệm từng bước được trang bị hiện đại; đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ và sinh viên được cải thiện.

 
Hoạt động nghiên cứu khoa học

Hoạt động nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm sau đây:

  • Nghiên cứu khoa học cơ bản trên các lĩnh vực tự nhiên – công nghệ và xã hội – nhân văn.
  • Nghiên cứu khoa học giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành, nâng cao chất lượng quản lí, đào tạo, đổi mới phương pháp dạy học.
  • Hợp tác nghiên cứu khoa học với các địa phương, các tổ chức kinh tế – xã hội, ứng dụng và chuyển giao sản phẩm công nghệ ...
Tiếp đón Ngài Chris Carter, Bộ trưởng Bộ Giáo dục New Zealand đến thăm và làm việc (năm 2008) Hoạt động Nghiên cứu Khoa học
Hoạt động Nghiên cứu Khoa học Hoạt động Nghiên cứu Khoa học
Hoạt động Nghiên cứu Khoa học Hoạt động Nghiên cứu Khoa học

1. Trường tiếp đón Ngài Chris Carter, Bộ trưởng Bộ Giáo dục New Zealand đến thăm và làm việc (năm 2008).

2. Ngài Ikuo MIZUKI, Tổng Lãnh sự Nhật Bản tại TP.HCM và TS. Bạch Văn Hợp, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng tại Lễ kí kết viện trợ (năm 2008).

3. Khoa Tiếng Anh kí kết hợp tác với Trường Đại học Cambridge (năm 2007)

4. Trường kí kết thỏa thuận hợp tác với Trường Đại học Wakayama, Nhật Bản (năm 2007).

5. Lãnh sự Cộng hòa Liên bang Nga tại TP. Hồ Chí Minh và lãnh đạo Trường cắt băng khánh thành Trung tâm Nga tại Trường (năm 2010).

6. TS. Bạch Văn Hợp, Hiệu trưởng (bìa phải) và đại diện công ty AEON (Nhật Bản) kí kết thỏa thuận tài trợ học bổng cho sinh viên (năm 2011).

Từ năm 1998 đến nay, toàn Trường có 174 đề tài khoa học cấp Bộ, 50 đề tài cấp Thành phố và 290 đề tài khoa học cấp Cơ sở. Đặc biệt, năm 2004, Trường đã đạt giải xuất sắc nhất cuộc thi SAMSUNG DigitAll HOPE 2004 với sản phẩm “Từ điển kí hiệu giao tiếp của người khiếm thính”. Tại cuộc thi APICTA 2005 được tổ chức ở Chiangmai, Thái Lan (2/2006), Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị duy nhất đại diện cho Việt Nam đã đoạt Cúp Vàng - giải thưởng về Công nghệ thông tin - Truyền thông Châu Á - Thái Bình Dương với sản phẩm nói trên.

Từ năm 2001 đến nay, Trường đã tổ chức 111 hội thảo khoa học các cấp, góp phần khẳng định vai trò, uy tín của Trường trong và ngoài nước.

Tiêu biểu là: Hội thảo Lí thuyết tối ưu và ứng dụng, Hội thảo Công nghệ đào tạo trong đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, Hội thảo Tự chủ tài chính trong các trường đại học, Hội thảo Hội đồng Trường trong các trường đại học, Hội thảo Nghiên cứu khoa học của sinh viên các trường Sư phạm, Hội thảo Các giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng Giáo dục Đại học, Hội thảo Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975) và 30 năm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (1975-2005), Hội thảo Nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học và đào tạo Sau Đại học tại Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

 
«Bắt đầuLùi123Tiếp theoCuối»

Trang 2 trong tổng số 3


 Các sự kiện chính 

Không có sự kiện nào

 Đang trực tuyến 

Hiện có 1452 khách Trực tuyến