Khoa Giáo dục Tiểu học (old)
http://khoagdth.hcmup.edu.vn
  
Trang Chủ Giới thiệu chung Nghiên cứu khoa học Giúp trẻ bị chứng khó đọc học tập tốt hơn
Giúp trẻ bị chứng khó đọc học tập tốt hơn PDF. In Email

Thứ hai, 27/08/2012, 10:02 GMT+7. Như Quỳnh, Báo Khoa học phổ thông

 

Can thiệp trị liệu cho trẻ mắc chứng Dyslexia (khó đọc) là một nội dung quan trọng trong giáo dục ngôn ngữ. Nhưng ở việt Nam, đây là một vấn đề chưa được quan tâm đúng mức. PGS.TS. Nguyễn Thị Ly Kha và các cộng sự ở Trường đại học sư phạm đã nghiên cứu thử nghiệm can thiệp trị liệu cho 4 học sinh lớp 1 ở TP.HCM bị Dyslexia, nhằm chứng minh cho giả thuyết: có thể giúp học sinh lớp 1 bị Dyslxia cải thiện đư­ơc khả năng đọc, có điều kiện hoà nhập với bạn bè cùng lớp bằng hệ thống bài tập chuyên biệt và chương trình can thiệp trị liệu tâm lý - ngôn ngữ một cách kịp thời và đúng cách.

 

Chứng Dyslexia là một dạng khó khăn trong học tập, cũng được xem là một dạng rối loạn về đọc. Trẻ bị Dyslexia thường có những biểu hiện về hành vi tâm lí, hành vi ngôn ngữ không như những trẻ bình thường; tuy khả năng trí tuệ ở mức trung bình trở lên nhưng kết quả học tập của trẻ thường ở mức độ kém và thấp hơn nhiều so với thực lực. Các nghiên cứu về Dyslexia cho rằng chứng này tác động trước hết đến khả năng đọc và viết. Tuy nhiên, những khó khăn khác cũng được tìm thấy ở trẻ bị Dyslexia như nói năng kém lưu loát, nhắc lại nội dung đã nghe không đạt yêu cầu; khó khăn khi thực hiện những hành vi phi ngôn ngữ, như rối loạn khi nhận diện phương hướng, không định vị được mốc thời gian, khó duy trì sự tập trung chú ý, khó khăn tiếp thu các khái niệm thời gian, ghi nhận hướng không gian, . . . Mặt khác, việc thu nhận kỹ năng mới với trẻ bị Dyslexia cũng không dễ dàng, trẻ thường rất chậm khi phải ghi nhớ sự kiện. Sự tương tác giữa trẻ và bạn bè cùng trang lứa cũng hạn chế, kỹ năng vận động, kỹ năng hợp tác nhóm chậm hơn so với trẻ bình thường. Thêm vào đó, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy chứng Dyslexia là một tình trạng kéo dài suốt dời, nếu không được phát hiện và can thiệp trị liệu kịp thời sẽ dẫn đến những hệ luỵ như tổn th­ơng về tâm lí, và có những rối loạn dẫn đến bỏ học giữa chừng, thậm chí có hành vi phạm pháp.

Nhiều nghiên cứu của Hội Dyslexia thế giới từ 1994 đã nhận định: chứng khó đọc ảnh hưởng đến ít nhất 10 triệu trẻ em, hoặc tỷ lệ khoảng 1 trẻ bị Dyslexia trên tổng số 5 trẻ. Chứng Dyslexia có thể gặp ở mọi đối tượng, không phân biệt giới tính, không phân biệt quốc gia, dân tộc, giàu nghèo, và quan trọng hơn Dyslexia là vấn đề phổ biến ở trẻ em; số trường hợp bị Dyslexia có thể cao hơn những con số đ­ược biết đến, do gia đình, nhà trường chưa phát hiện đúng và kịp thời. Theo thống kê của BS.Phạm Ngọc Thanh, trong số những trẻ mắc chứng khó đọc đến khám tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, có tới 70 - 80% số trẻ do bị Dyslexia.

Đối tượng được lựa chọn can thiệp trị liệu ở nghiên cứu này gồm 1 học sinh (HS) nữ  và 3 HS nam, học lớp 1 tại Trường tiểu học PCT, quận Tân Phú, và Trường tiểu học NTT, quận 3, TP.HCM, được chẩn đoán bị Dyslexia. Việc can thiệp trị liệu được tiến hành từ cuối học kì I đến hết học kì II. Thời lượng can thiệp cho mỗi HS là 1 - 2 buổi/tuần, mỗi buổi từ 30 – 45 phút.

Kết quả cho thấy, sự tự nguyện hợp tác, hứng thú học tập của 4 HS tăng dần theo thời gian can thiệp. Sự hoà đồng, thân thiện của các em với nhóm can thiệp và bạn bè trong lớp cũng tăng dần; các hành vi tâm lý cũng chuyển biến theo hướng tích cực, . . . Phụ huynh của 4 HS đều có chung nhận xét: sau các buổi được can thiệp, trẻ về nhà thường khoe với phụ huynh bài học - trò chơi mà trẻ được học, trẻ thường nhắc tên giáo viên thực hiện các bài tập can thiệp trị liệu cho trẻ. Thậm chí, khi 'phụ huynh kèm trẻ học, thì trẻ thường nhắc “Cô dạy con thế này,...".

Kết quả thử nghiệm đã góp phần chứng minh rằng, với học sinh bị chứng khó dọc, cần được can thiệp bằng hệ thống các bài tập chuyên biệt, kết hợp với phương pháp dạy học thích hợp; có thể áp dụng các bài tập mà nhóm nghiên cứu đã soạn thảo: nhận thức âm vị, âm thanh, chính tả và viết, đọc lưu loát, mở rộng vốn từ, đọc hiểu để an thiệp trị liệu cho học sinh lớp 1 bị khó đọc. Tuy nhiên, vẫn cần phải kết hợp với những tác động vật lý trị liệu và y khoa.

Kết quả nghiên cứu cũng góp phần khẳng định sự cần thiết của can thiệp sớm – can thiệp ngay khi phát hiện khó khăn của trẻ. Một mô thức được xem là lý tưởng nhất trong công tác can thiệp sớm là sự phối hợp giữa giáo viên chuyên ngành giáo dục đặc biệt, giáo viên bình thường, chuyên viên ngôn ngữ trị liệu, chuyên viên y tế, gia đình và xã hội để thực hiện các chương trình giáo dục cá nhân cho trẻ.

Nguồn: http://www.khoahocphothong.com.vn/news/detail/13177/giup-tre-bi-chung-kho-doc-hoc-tap-tot-hon.html

 

Tin hành chính

Tin Chính trị - Xã hội