Ngôn ngữ

Vietnamese-VNFrench (Fr)简体中文English (United Kingdom)

Khoa Khoa Học Giáo Dục
Cơm cha áo mẹ chữ thầy. Gắng công mà học có ngày thành danh.
  

John Locke (1632-1704) PDF. In Email
Thứ tư, 13 Tháng 4 2016 05:37

John Locke.jpg

Ảnh từ Internet

John Locke được nhiều người coi là một trong những nhà tư tưởng khai sáng nhất của nước Anh. Locke sinh ra trong một xã hội mà “đánh vợ” được coi là quyền hợp pháp của ông chồng, khi nào toan bộ của cải của vợ sau kết kết hôn đều trở thành của cải của chồng, khi mà phụ nữ và trẻ em được xã hội coi là chắc chắn phải phục tùng chồng và cha của họ. Vua Charles I vẫn còn tương đối mới đối với ngai vàng nước Anh, bắt đầu lên ngôi năm 1629. Trong thực tế, John Loke đã sống qua những sự kiện như Vua Charles I bị chặt đầu, nội chiến ở Anh, chế độ nhiếp chính của Cromwell từ năm 1654 đến 1658, sự phục hưng của vua Charles II năm 1659, các triều vua James III, rồi William và Marry và cuối cùng là sự trì vì của nữ hoàng Annne.

Locke xuất bản cuốn Vài suy nghĩ về giáo dục năm 1693, trong đó ông khởi thảo triết lý về giáo dục của ông. Quan điểm của ông về giáo dục là cấp tiến với thời đại ấy, và mặc dù ông viết chúng cách đây gần 400 năm, chúng vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến cách chúng ta suy nghĩ về giáo dục và nuôi dạy trẻ em ngày nay. Loke là nhà tư tưởng thật sự có ảnh hưởng và ông thuộc nhóm các triết gia Anh được coi là phái kinh nghiệm, tin rằng những kiến thức và hiểu biết của chúng ta về thế giới đến với chúng ta qua “kinh nghiệm cảm giác”.

Quan điểm này nằm ngay ở trung tâm của cái mà ngày nay chúng ta gọi là “khoa học”, mà gốc gác của nó là quan niệm “tư duy kinh nghiệm” nhờ đó chúng ta quan sát và thu thập và lượng hóa dữ liệu. Liên hệ mật thiết với quan niệm này là niềm tin mạnh mẽ của Locke rằng các cá nhân nên sử dụng trí tuệ của chính mình để xem xét cái gì là thật và cái gì không, trái với việc đơn giản chấp nhận những gì mà người có quyên uy nói với mình. Ông còn bác bỏ chỗ đứng mê tín trong suy nghĩ của các cá nhân.

Locke giữ quan điểm cho rằng khi các cá nhân sinh ra họ bắt đầu sống như một “tấm bảng trắng” (thường d0ược nhắc đến như tabula rasa) trên đó những kinh nghiệm cuộc sống của họ thu được thông qua các giác quan được viết lên. Locke tin rằng đây chính là bản chất của việc học và là cơ sở cho việc thu được kiến thức. Trong những năm gần đây, đặc biệt là trong những năm sau chiến tranh, quan điểm kinh nghiệm luận này cho rằng chúng ta có thể hiểu hết được kinh nghiệm thông qua quan sát và đo lường các hành vi, tức là trong sự phản ứng những kích thích bên ngoài đối với giác quan, lớn lên về sức mạnh, đặc biệt trong lĩnh vực tâm lý và trở thành nồng cốt của một ngành tâm lí học được biết đến như truyền thống hành vi chủ nghĩa. Triết lí kinh nghiệm luận này không chỉ đưa ra một lí thuyết, nó còn mang đến cho tâm lí học một phương pháp mà cốt lõi của nó là quan sát và ghi lại các hành vi (Gross, 1992, Smith và những người khác, 2003). Điều này hoàn toàn khác với quan điểm chủ nghĩa địa phương (nativist) coi các cá nhân như những khả năng thừa kế. Ở đây chúng ta có thể thấy hết sức rõ ràng mối liên hệ giữa triết học và lí thuyết.

Collete Gray và Macblain, 2012.

 


 Lượng Truy Cập