Ngôn ngữ

Vietnamese-VNFrench (Fr)简体中文English (United Kingdom)

Khoa Khoa Học Giáo Dục
Cơm cha áo mẹ chữ thầy. Gắng công mà học có ngày thành danh.
  

Home Phát triển năng lực tự học Thông tin mới Thông tin mới Thông báo tọa đàm GD-“Giáo Dục hay Trồng Người? Giáo Dục Con Người hay Giáo Dục Công Cụ?”
Thông báo tọa đàm GD-“Giáo Dục hay Trồng Người? Giáo Dục Con Người hay Giáo Dục Công Cụ?” PDF. In Email
Thứ năm, 14 Tháng 4 2016 01:50

 

Thưa Quý Vị,

Quản Trọng (725-645 BC) người nước Tề vốn là một nhà ngoại giao, một chính trị gia lỗi lạc, và nhất là một nhà quản lý đại tài trước thời Khổng Tử. Ông là người được cho là từng nói câu: “Kế hoạch cho một năm, không gì bằng trồng lúa; kế hoạch cho mười năm, không có chi hay hơn là trồng cây; kế hoạch cho trăm năm, chẳng có gì ngoài giáo dục con người”. Câu nói của ông hiển nhiên là một triết lý trị quốc, bao gồm kinh tế, chính trị và giáo dục. Câu danh ngôn này đã biến thành phương châm được người Tầu ôm ấp, dù ở bất cứ một chế độ nào, vương triều nào. Nhưng không biết từ khi nào, có lẽ từ thời Hán, những từ “thụ cốc”, “thụ mộc”, “thụ nhân” đều bị hiểu theo cùng một nghĩa của trồng cấy. Trồng lúa, trồng cây và “trồng” người đều là trồng cấy cả.

Phần trình bày của Diễn giả hôm nay nhằm vạch ra sự nguy hại biến con người thành công cụ trong giáo dục trồng người. Đó chính là nguyên nhân cơ bản của cơn khủng hoảng giáo dục hiện nay. Để tìm ra lối thoát, nhất thiết phải trở lại với một nền giáo dục đích thực, lấy người học làm mục đích (the end), lấy cuộc sống hiện tại và tương lai như là mục tiêu (goals), và coi việc cải thiện phương tiện, phương thế, phương pháp giáo dục như là đối tượng (objectives). Bài trình bày gồm bốn phần chính như sau: (1) Sự lạm dụng (abuse) và lợi dụng (misuse) ngôn ngữ, khi dịch từ thụ sang trồng, hay khi giản lược sinh hoạt thụ vào một tác động trồng. (2) Sự tai hại làm con người bị vong thân (alienation) của chính sách trồng người làm công cụ phục vụ giới (giai cấp) lãnh đạo. (3) Đi tìm nguyên nhân của triết lý trồng người, và (4) Đặt lại mục đích của giáo dục.

Chủ đề

:

“Giáo Dục hay Trồng Người? - Giáo Dục Con Người hay Giáo Dục Công Cụ?”

Diễn giả

:

GS. Trần Văn Đoàn (Đại học Quốc gia Đài Loan/NTU).

Thời gian

:

Chiều Thứ Ba, ngày 26/04/2016 (từ 13g30 đến 16g30)

Địa điểm

:

Trụ sở Viện IRED - Số 4 Bà Huyện Thanh Quan, Quận 3, TP. HCM.

Hình thức

:

Thuyết trình và Tọa đàm/Đối thoại giữa Diễn giả và người tham dự.

Lịch trình

:

* 13h30-14h00: Đón tiếp & Giao lưu 
* 14h00-16h00: Thuyết trình 
* 16h00-16h30: Tọa đàm/Đối thoại.

Thành phần

:

Lãnh đạo, giáo sư/giảng viên của các trường đại học/cao đẳng, lãnh đạo/giáo viên các trường phổ thông, các nhà hoạch định chính sách giáo dục, các nhà nghiên cứu thuộc các tổ chức nghiên cứu nhà nước, tư nhân và tổ chức phi lợi nhuận.

Ngôn ngữ

:

Tiếng Việt.

Phí tham dự

:

Hoàn toàn miễn phí (vì hoạt động phục vụ cộng đồng học thuật).


Vì số lượng ghế ngồi có hạn,
Quý vị vui lòng đăng ký tham dự trước 17h00 ngày 25/04/2016 theo link: http://www.ired.edu.vn/vn/dang-ky/20
BTC xin được ưu tiên cho những Quý vị đăng ký sớm.


Đôi dòng về diễn giả Trần Văn Đoàn

Giáo sư Trần Văn Đoàn sinh năm 1949 (đăng ký 1948). Sau khi tốt nghiệp trung học tại Đà Lạt, Ông đã du học tại Ý, Pháp, Đức, Áo và Trung hoa Dân quốc theo hệ học bổng.

Giáo sư Đoàn tốt nghiệp Tiến sỹ Khoa học (Docteur en Science), Pháp (1973); Tiến sỹ Triết học (Doktor der Philosophie), Áo (1975), Thạc sỹ Thần Học (Magister der Theologie), Đức (1976). Ngoài ra, Ông hoàn thành Luận án Giảng sư (Habilitation) tại Đại học (ĐH) Salzburg, Áo (1978). Ông cũng được trao tặng bằng Tiến sỹ Danh dự (Dr. Honoris Causa), Canada (2001), cũng như chức Giáo sư Danh dự (Honorary Professor), ĐH Hoa Trung, Trung Quốc (2004), và Giáo sư Đặc cách (Distinguished Professor), ĐH Trường Vinh, Đài Loan (2012).

Kể từ năm 1975, Giáo sư Đoàn đã tham gia giảng dạy và nghiên cứu về Triết học, Chính trị, Tôn giáo và Khoa học Xã hội tại nhiều đại học ở châu Á, Âu và Mỹ bao gồm: ĐH Wien, ĐH Oxford, ĐH Heidelberg, ĐH Bắc Kinh, ĐH Salzburg, ĐH Phụ Nhân, ĐH Kyoto, ĐH Georgetown và nhiều trường đại học khác. Ông được phong hàm Giáo sư (Full Professor) tại ĐH Quốc Gia Đài Loan (National Taiwan University) từ năm 1985, phụ trách Phân Khoa Triết học Tây phương. Trong thời gian từ năm 1989 đến 2014, Ông là Giáo sư Giảng tòa (Chair Professor), phụ trách Lịch sử Triết học Tây phương.

Giáo sư Đoàn từng là Tổng biên tập Tập san Triết học Châu Á (The Asian Journal of Philosophy), Đồng chủ biên của Từ điển Triết học và Tôn giáo (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam), cũng như bộ Đại từ thư Triết học Trung Quốc (ĐH Phụ Nhân, Đài Loan), và là Biên tập viên của trên 30 Tập san nghiên cứu tại Canada, Mỹ, Đài Loan, Nhật, Phi Luật Tân, Thái Lan, Indonesia, cũng như Tập san Triết học của Liên hiệp các Hội Triết học Thế giới, UNESCO, và Hội đồng Nghiên cứu các Giá trị và Triết học - Council for Research in Values and Philosophy (Mỹ)

Từ năm 2004, Giáo sư Đoàn là Chủ tịch của Liên hiệp Triết gia Á Châu (Union of Asian Philosophers) và Ủy viên Hội đồng của Hội đồng Điều hành (Board of Directors) của Liên đoàn Quốc tế các Hội Triết học (Fédération internationale des sociétés de philosophie - FISP). Hiện nay, Ông là thành viên của tổ chức Academia Catholica, cố vấn cho Đại học Providence (Đài Loan) và Tổ chức Open Society (Đài Loan, Trung Quốc)

Giáo sư Đoàn đã xuất bản hơn 150 báo cáo khoa học viết bằng tiếng Pháp, Đức, Anh, Ý, Trung và Việt ngữ đăng trên 30 tập san nghiên cứu tại châu Âu, Á và Mỹ. Ông cũng là tác giả của trên 15 tập sách chuyên khảo (monographs) khác.

Các tác phẩm Việt ngữ của Ông gồm có Việt Triết luận (Tập 1), Thông diễn học trong Khoa học Xã hội Nhân văn, Thuyết hậu Hiện đại và Việt Triết luận (Tập 2 và 3).

Viện IRED.

 


 Lượng Truy Cập