Ngôn ngữ

Vietnamese-VNFrench (Fr)简体中文English (United Kingdom)

Khoa Khoa Học Giáo Dục
Cơm cha áo mẹ chữ thầy. Gắng công mà học có ngày thành danh.
  

Home Phát triển năng lực tự học Nhà giáo dục Nhà giáo dục MARIA MÔNGTEXORI (Maria Montessori) (1870 – 1952)
MARIA MÔNGTEXORI (Maria Montessori) (1870 – 1952) PDF. In Email
Thứ sáu, 15 Tháng 4 2016 13:41

Ảnh từ Internet.

 

Tên của bà thường gợi lên hình ảnh đã lỗi thời của một bà già một ngày nào đó đã có ý tốt làm cho các đồ dùng học tập phù hợp với tầm vóc những đứa trẻ và đã cho chúng ngồi trên những chiếc ghế tựa nhỏ trước những cái bàn nhỏ sau khi đã rửa tay trong những bavabô nhỏ. Điều đó chứng tỏ rằng người ta có thể trở thành nổi tiếng mà vẫn bị hiểu nhầm đến tai hại.

Maria Môngtexori sinh năm 1870 ở tỉnh Ancôn của nước Italia. Năm 1870 cũng là năm thống nhất nước Italia. Bà là người đồng thời với Đơcrôli ở Bỉ và Clapaređơ ở Thụy Sĩ. Là người phụ nữ đầu tiên nhận danh hiệu bác sĩ y khoa ở Italia, bà còn có bằng cử nhân khoa học tự nhiên. Người ta đề nghị bà nhận chức giáo sư khoa vệ sinh ở một trường đại học nữ ở Roma. Nhưng bà lại hướng về những người thiệt thòi nhất trong tất cả các bệnh nhân – những bệnh nhân tâm thần. Càng ngày bà càng quan tâm đến những trẻ chậm tiến mà lúc bấy giờ không có một cơ cấu tiếp nhận nào khác ngoài nhà cứu tế và dưỡng đường. Bà đặc biệt chú ý đến những tư tưởng của Itar, một thầy thuốc và nhà sư phạm Pháp thế kỉ XIX, một trong những người đầu tiên quan tâm đến việc giáo dục những trẻ em chậm phát triển về trí tuệ. Bà chép lại những quan sát về Vichto, đứa trẻ hoang dã miền Avâyrông, mà người thầy Pháp đã nêu lên.

Từ những công trình đó, kết hợp với ảnh hưởng của những quan điểm giáo dục của Giăng Giăc Rútxô, Maria Môngtêxori ghi nhớ nhất là khái niệm “một đứa trẻ không phải là người lớn chưa hoàn chỉnh” mà trái lại nó là “bố của người lớn”. Để đi sâu nhiên cứu những đứa trẻ chậm tiến, bà kết hợp khoa học với phương pháp thực nghiệm. Sau khi đã thành lập một trường đào tạo giáo viên giáo dục lại, người phụ nữ tiên phong này mở một lớp thực hành, ứng dụng đón nhận những đứa trẻ có khuyết tật. Các trẻ này tiến bộ trông thấy và dần dà bà có niềm tin chắc chắn rằng những phương pháp tương tự áp dụng cho những đứa trẻ bình thường sẽ phát triển những năng lực của chúng. Chính là do được những nguyên tắc đó động viên cổ vũ mà năm 1907 bà lao vào một thí nghiệm quyết định ở khu phố phố Xan Lôrenzô ở Rôma, nơi có nhiều khu nhà tập thể của người lao động. Cái Cada dei bambini (Tiếng Italia nghĩa là nhà trẻ) đầu tiên ra đời. Những bước khởi đầu không lấy gì làm vinh quang, nhưng sự tiến bộ của trẻ đã gây ấn tượng mạnh. Và người ta mở những nhà trẻ mới khắp nước Italia. Cùng thời gian đó, bà tổ chức nhiều cuộc diễn thuyết ở nhiều nước, đặc biệt là ở Hoa Kì. Những cuộc diễn thuyết đó góp phần giới thiệu phương pháp của bà ra toàn thế giới.

Hình ảnh của Maria Môngtexôri bị tổn thương do sự sùng tín của các đồ đệ của bà đã “phong thánh” cho bà khi bà còn sống. Tuy nhiên, đây là một người không hề xu thời, mà là một trong những người đầu tiên theo chủ nghĩa nữ quyền. Bất chấp những phong tục tư sản thời bà, bà đã không lấy chồng, song điều đó không cản trở bà sinh đứa con trai. Bà đem nó theo trong nhiều cuộc du lịch và sau này nó trở thành cộng tác viên gần gũi của bà. Năm 1934, bà từ bỏ nước Ý phát xít, tiếp tục sự nghiệp của mình ở nước Cộng hòa Tây Ban Nha, rồi ở quốc gia Ấn Độ trẻ tuổi, ở bất cứ đâu người ta đều vui lòng cho phép bà mở những trường học quán triệt quan điểm của bà về giáo dục, mà điểm mấu chốt là tạo mọi thuận lợi cho đứa trẻ phát triển, qua việc thao tác bằng tay những đồ vật và những vật liệu, bằng trò chơi và sự tự làm chủ mình.

Năm 1952, vào tuổi tám mươi mốt, trong khi đang chuẩn bị bay sang một nước châu Phi (Gana) thì bà qua đời ở Hà Lan.

Nguyễn Dương Khư

 


 Lượng Truy Cập