Vietnamese-VNFrench (Fr)简体中文English (United Kingdom)

Khoa Lịch Sử
Bạn biết quá khứ, bạn hiểu hiện tại, bạn tiên đoán tương lai
 

 
NATO với tham vọng mới PDF. In Email
Thứ tư, 15 Tháng 12 2010 16:09

9:25, 24/03/2009

Ivo Daalder - Người sẽ đại diện cho những tham vọng mới của Washington tại NATO.

Với việc quay trở lại của Pháp, các nhà lãnh đạo NATO dự kiến sẽ chính thức bàn bạc và thông qua một loạt những nhiệm vụ trọng tâm đầy tham vọng mới.
Theo đề xuất của Mỹ, NATO không những cần phải được mở rộng sang khu vực Đông Âu, mà còn vượt qua những rào cản về địa lý ban đầu để kết nạp thêm những thành viên mới như Australia, Nhật và Hàn Quốc - một bước đi đầy tham vọng theo đánh giá sẽ giúp NATO có thể dần dần thay thế và loại bỏ vai trò của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (LHQ)...
Vì sao Paris dự định quay trở lại NATO?
Theo khẳng định của Tổng thư ký NATO Jaap De Hoop Scheffer, mục tiêu chính của NATO trong cuộc họp thượng đỉnh diễn ra vào đầu tháng 4 sắp tới chính là phải thông qua một chiến lược an ninh mới, trong đó trọng tâm ban đầu sẽ là tăng cường sự hợp tác với Nga và củng cố vai trò của mình tại Afghanistan.
Ngoài những mục tiêu chiến lược mang tính bước ngoặt trên, tuyên bố của Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy về dự định quay trở lại với các cơ cấu quân sự của NATO cũng được coi là một sự kiện đang chú ý ngay trước cuộc họp thượng đỉnh lần này.
Trong quá khứ, Tổng thống De Gaulle vào năm 1966 vì những lý do lợi ích chủ quyền quốc gia đã quyết định cắt đứt quan hệ với các cơ cấu quân sự của tổ chức này, khiến bộ tham mưu của NATO buộc phải chuyển sang đóng đô tại Bỉ.
Theo tuyên bố của ông Sarkozy, đây là một quyết định hợp với thời thế, khi Pháp từ lâu đã tham gia vào các chiến dịch quân sự của NATO (hiện có khoảng hơn 4.000 lính Pháp được triển khai trong khuôn khổ hoạt động của liên minh này), trong khi lại không hề có vai trò nào trong việc lập kế hoạch cho những chiến dịch trên.


Với quyết định của ông Sarkozy, Pháp dự định sẽ tăng cường được ảnh hưởng của mình trong các quyết định của NATO.

"Pháp muốn tham gia vào các quyết định chứ không chỉ làm quen với chúng - Tổng thống Pháp khẳng định - Chúng ta hiện không có bất cứ một cương vị quân sự nào... Đã tới thời điểm cần phải đặt dấu chấm hết cho tình cảnh này vì quyền lợi của Pháp và của cả châu Âu".
Theo những nguồn tin không chính thức được tờ Le Monde đưa ra, Paris và Washington đã có được những thỏa thuận cơ bản từ trước về vị trí lãnh đạo của các quan chức quân sự Pháp trong NATO. Đa số người dân Pháp qua các cuộc thăm dò ý kiến cũng ủng hộ quyết định của ông Sarkozy quay trở lại NATO (58% ủng hộ so với 37% phản đối).
Những tham vọng mới của Mỹ trong NATO
Cũng vào thời điểm chuẩn bị diễn ra hội nghị thượng đỉnh, Tổng thống Barack Obama vừa ký quyết định bổ nhiệm một loạt những cương vị chủ chốt trong êkíp đối ngoại của chính quyền mới - các đại sứ tại Iraq, Afghanistan, đại diện Mỹ tại NATO và Thứ trưởng Bộ Quốc phòng v.v...
Đánh giá chung của các chuyên gia đều cho rằng, quyết định quan trọng và có ý nghĩa nhất về nhân sự trong đợt này chính là việc bổ nhiệm Ivo Daalder - chuyên gia của Viện Brookings, cựu Giám đốc Vụ Châu Âu trong Hội đồng An ninh quốc gia - làm đại sứ của Mỹ tại NATO. Những quan điểm của đại sứ mới này phần nào giúp làm rõ những tham vọng của chính quyền mới của Mỹ trong NATO.
Trong chiến dịch tranh cử vừa qua, Daalder là một trong những cố vấn đối ngoại chính của ông Obama. Hơn nữa, nhân vật này được coi là một trong những chuyên gia về NATO nổi tiếng nhất của Mỹ, với một loạt những kế hoạch cải tổ liên minh này được đánh giá là "mang tính cách mạng".
Trong vài năm gần đây, Daalder là người ủng hộ nhiệt thành nhất cho ý tưởng thành lập một tổ chức mới có tên Liên minh dân chủ. Tác giả của ý tưởng này lại chính là Thượng nghị sĩ John McCain, đối thủ chính của Barack Obama trong chiến dịch tranh cử tổng thống vừa qua. Về thực chất, đây là kế hoạch xây dựng một tổ chức quốc tế mới để thay thế vai trò của LHQ.
Cả McCain lẫn Daalder đã không ít lần tuyên bố rằng, sự thiếu hoàn thiện của LHQ hiện nay là ở chỗ, tổ chức này không thể đảm đương những sứ mạng quan trọng của mình, cũng như ngăn ngừa những cuộc chiến tranh hay xung đột xảy ra trên khắp thế giới.
Chính vì vậy để có thể thay thế LHQ thì theo họ, cần phải xây dựng "một câu lạc bộ các quốc gia dân chủ có thể lãnh trách nhiệm giải quyết những cuộc khủng hoảng trên thế giới, ngay cả bằng giải pháp quân sự". Bản thân Ivo Daalder còn cho rằng, NATO chính là một cơ sở thích hợp để phát triển thành tổ chức này.
"Các quốc gia thành viên NATO cần phải tư duy và hành động trên phạm vi toàn cầu - Daalder giải thích - Những nền dân chủ nằm ngoài châu Âu như Nhật, Australia và Hàn Quốc cần phải được mời tham gia vào liên minh với tư cách các thành viên chính thức".
Daalder từng kêu gọi đưa đề xuất này ra thảo luận tại cuộc họp thượng đỉnh NATO năm 2006 tại Riga, dù ông này sau đó đã phải thừa nhận, "cần phải có thời gian và một đội ngũ các nguyên thủ thế giới mới" để có thể thực thi sáng kiến này. Đơn giản là các nguyên thủ những quốc gia hàng đầu trong NATO khi đó như George Bush, Tony Blair và Jacques Chirac chưa sẵn sàng cho những cải cách tương tự.
Với đề xuất của một "liên minh các quốc gia dân chủ" hình thành từ NATO để triển khai các chiến dịch quân sự cần thiết nhằm thay thế LHQ, Daalder còn giới thiệu thêm một danh sách các ứng cử viên khác của NATO mở rộng trong tương lai như Ấn Độ, Brazil, Nam Phi và Thụy Điển v.v... Nhiều khả năng, cuộc họp thượng đỉnh hàng năm sắp tới của NATO (dự kiến vào 2/4 tới) sẽ là dịp để Ivo Daalder và chính quyền mới của Mỹ đưa ra đề xuất bàn bạc về khái niệm trên với các quốc gia thành viên trong liên minh

Hồng Sơn (tổng hợp) http://antg.cand.com.vn

 


 Đăng Nhập 




bogddt 1275359403_Portfolio 1275359468_Book 1275359498_adept_installer  hanhchinh
Tuyển Sinh
 Tuyển Dụng
 Giáo Trình
 Thư Viện Phần Mềm
Góc Cao Học