Vietnamese-VNFrench (Fr)简体中文English (United Kingdom)

Khoa Lịch Sử
Bạn biết quá khứ, bạn hiểu hiện tại, bạn tiên đoán tương lai
 

 
Trang Chủ ĐỌC BÁO GIÚP BẠN THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI Bí mật sau những toan tính của Iran và Mỹ
Bí mật sau những toan tính của Iran và Mỹ PDF. In Email
Thứ tư, 15 Tháng 12 2010 16:16

Ngày 7/2, trong Hội nghị An ninh Quốc tế thường niên lần thứ 45 tổ chức tại Munich, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định, chính quyền mới của tân Tổng thống Obama “sẵn sàng hội đàm với Iran” ngay sau khi nước này “từ bỏ theo đuổi các chương trình hạt nhân và ngừng bảo trợ cho các hoạt động khủng bố”.

Sau đó không lâu, trong buổi họp báo đầu tiên của mình, Tổng thống thứ 44 của Mỹ cũng nhấn mạnh, chính quyền mới của ông sẽ để tâm tới việc nhìn nhận lại chính sách mà Mỹ đã áp dụng với Iran, và “Mỹ sẽ tìm kiếm tái tổ chức hội đàm trực tiếp với quốc gia Hồi giáo này.”

Trước động thái tích cực này từ Washington, tuy tỏ ra thận trọng nhưng Iran cũng đáp trả rất lạc quan. Phát ngôn viên Ali Larijani của Quốc hội Iran cho biết, “chỉ có sự thay đổi chiến lược của Mỹ mới là điều kiện cần và đủ để hội đàm trực tiếp với Iran”.

Một ngày sau tuyên bố này của Ali Larijani, ngày 10/2, Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad khẳng định, ông đã sẵn sàng đối thoại với Washington, đồng thời ông còn trích dẫn một số đề tài cho “cuộc đối thoại trong tương lai”. Ông phát biểu: “Iran sẵn sàng đối thoại trên quan điểm công bằng và tôn trọng lẫn nhau...”

Cùng lúc này, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cũng nhấn mạnh rằng, “Mỹ và Iran có cơ hội để tiến hành đối thoại nhằm giải quyết những mâu thuẫn nhiều năm qua”. Bà cũng hy vọng tìm được “kênh đối thoại” mang lại kết quả khả quan với nhân dân Iran.

Những hứa hẹn, những tuyên bố trên chứng tỏ Mỹ và Iran đã phần nào “giảm bớt được độ nóng” trong quan hệ đối đầu mặc dù vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm chưa đi đến thống nhất.

Tân Tổng thống Barack Obama một lần nữa khẳng định, ông sẵn sàng đối thoại với Iran. Và chủ trương trong chính sách ngoại giao mà ông theo đuổi là đàm phán với tất cả các quốc gia dù là đồng minh hay thù địch.

Tất nhiên, Iran hơn ai hết không hề muốn bị cô lập về kinh tế và chịu lệnh trừng phạt của cộng đồng quốc tế. Hơn thế nữa, chỉ còn hơn 4 tháng nữa chiến dịch tranh cử tổng thống nhiệm kì tiếp theo ở Iran sẽ kết thúc (dự kiến, chiến dịch này sẽ kết thúc vào giữa tháng 6 tới). Đưa đất nước lên một vị thế lớn hơn trên trường quốc tế là mục tiêu mà các ứng cử viên chức Tổng thống phải nghĩ tới. Với ưu thế hiện tại của đương kim Tổng thống Ahmadinejad, rất có thể ông sẽ một lần nữa đăng quang chức Tổng thống nhiệm kì tới.

Với những toan tính riêng của mình, cả Washington và Tehran đều ấp ủ mong muốn nối lại đàm phán, đẩy mạnh quan hệ song phương.

Nhưng, đó mới chỉ là những thông tin gia tăng khả năng đối thoại giữa Mỹ và Iran. Trên thực tế thì, mâu thuẫn lớn nhất giữa hai nước là vấn đề hạt nhân Iran gây tranh cãi. Tổng thống Obama, phó Tổng thống Joe Biden và cả Ngoại trưởng Hillary Clinton đều quả quyết rằng, “các chương trình sản xuất vũ khí hạt nhân của Iran là không thể chấp nhận được”. Và đáp trả của Iran cũng không kém phần quyết liệt: “Iran sẽ không bao giờ từ bỏ các chương trình hạt nhân của mình vì chúng hoàn toàn sử dụng cho mục đích hòa bình.”

Có thể nói, mối quan hệ thù địch Mỹ - Iran đã bước sang một giai đoạn mới, mềm dẻo hơn và cũng tinh vi hơn. Khởi đầu cho “cuộc đối thoại lịch sử” là hoàn toàn khả quan nhưng kết quả của cuộc đối thoại này thì có lẽ không ai ngoài người trong cuộc có thể nói trước được.

http://vitinfo.com.vn/Muctin/Quocte/LA55976/default.htm

 


 Đăng Nhập 




bogddt 1275359403_Portfolio 1275359468_Book 1275359498_adept_installer  hanhchinh
Tuyển Sinh
 Tuyển Dụng
 Giáo Trình
 Thư Viện Phần Mềm
Góc Cao Học