Vietnamese-VNFrench (Fr)简体中文English (United Kingdom)

Khoa Lịch Sử
Bạn biết quá khứ, bạn hiểu hiện tại, bạn tiên đoán tương lai
 

 
Trang Chủ ĐỌC BÁO GIÚP BẠN THẾ GIỚI CỔ ĐẠI Bí ẩn về các xác ướp - Trang 2
Bí ẩn về các xác ướp - Trang 2 PDF. In Email
Thứ tư, 15 Tháng 12 2010 16:19
Chỉ mục bài viết
Bí ẩn về các xác ướp
Trang 2
Tất cả các trang
Ở Việt Nam, nhiều người đã biết đến hai pho tượng giáp cốt ở chùa Đậu, Thường Tín, Hà Tây, là xác ướp để trong môi trường không khí bình thường chịu nhiều tác động thường xuyên và lâu dài của nhiệt độ, độ ẩm không khí, nghĩa là điều kiện bảo quản xác khó nhất. Những pho tượng xác ướp như thế này có thể thấy ở Tây Tạng, Nhật Bản, Việt Nam thường là di cốt những nhà sư chân tu.

Năm 2005, khi khai quật ở cánh đồng đào Nhật Tân, Hà Nội đã mục sở thị một xác ướp khô nhưng vẫn nguyên vẹn sau 10 ngày lộ thiên chịu tác động của nắng mưa. Dù tấm thiên đã bị phá, nước đã vào quan tài nhưng xác ướp cách chúng ta khoảng 200 năm vẫn khô quắt, nguyên vẹn cả nội tạng, râu tóc; quần áo, chăn gối, vải chèn vẫn còn giữ được màu trắng. Đặc biệt là từ những đồ liệm này bay ra một mùi thơm và còn lưu lại rất lâu. Các nhà khảo cổ Việt Nam đã lập hồ sơ 75 ngôi mộ xác ướp nhưng chưa có điều kiện khai quật. Họ cho rằng, cách ướp xác thường được sử dụng ở Trung Quốc và Việt Nam là phương pháp ngâm xác vào dung dịch ướp và cũng là trong môi trường yếm khí (không có không khí).

Cốt lõi của phương pháp ướp này là làm cơ thể trở thành môi trường vô khuẩn. Khi người được ướp xác hấp hối thì cho uống thuốc hồi dương (chủ yếu là quế chi) để nhiệt độ cơ thể giảm chậm trong một thời gian sau khi chết và hạn chế vi khuẩn đường ruột. Lúc ngừng thở sẽ đổ khoảng một lít rượu nếp mạnh vào miệng để sát khuẩn đường tiêu hóa. Người ta cho rằng rượu có tác dụng giữ cho mô cơ thể không bị phân hủy. Người quá cố được tắm bằng nước ngũ vị hương nhằm diệt khuẩn trên da, rồi mặc quần áo tẩm hương liệu, liệm bằng nhiều lớp vải lụa để tránh không khí tác động và nhập quan rất nhanh. Áo quan phải ghép rất kín và sơn trong ngoài để lượng không khí trong áo quan thấp nhất. Trong quan tài ngôi mộ Nhật Tân có dịch màu xanh đen xỉn được cho là dung dịch ướp. Cách ướp này thường sử dụng tinh dầu mà ngày nay phân tích biết là tinh dầu thông, bạch đàn, khuynh diệp, những chất lưu giữ mùi thơm rất lâu. Những phát hiện trên đã khẳng định người Việt Nam xưa đã nắm được kỹ thuật ướp xác hoàn hảo và tinh tế. Chỉ tiếc là hiện các nhà khoa học chưa tìm được bằng chứng về nguồn gốc và bí mật thuật ướp xác của người Việt.

Những xác ướp tự nhiên dưới góc nhìn pháp y

Ở thành phố Guanajuato, Mexico có một nghĩa địa lưu giữ 117 xác chết khô đét như được ướp, xác chết cách chúng ta nhất khoảng 140 năm. Những xác chết này không hề được ướp mà chôn cất bình thường. Nhưng do khí hậu ở đây rất khô và trong đất có rất nhiều chất khoáng, nên xác chôn không hề phân hủy mà teo quắt lại và rất rắn. Dân chúng lấy nơi đây để mai táng những ai không muốn trở về “cát bụi”. Hiện tượng này có thể giải thích đầy đủ là do khí hậu khô nóng, đất có nhiều khoáng chất là môi trường mà vi khuẩn không thể hoạt động được. Vì thế xác không bị phân hủy mà dần khô đét lại.

Các nhà pháp y gọi những trường hợp này là xác tượng hóa (momification). Tuy nhiên, ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nhiệt độ và độ ẩm cao như Việt Nam vẫn có không ít những xác chết sau 3 năm chôn cất thông thường hoặc lâu hơn vẫn còn nguyên vẹn phần mềm mà nhân dân thường gọi là mả kết, và hiện tượng này được gán cho những ý nghĩa không đúng theo quan niệm mê tín của mình.

Khi người chết được chôn cất theo phương pháp truyền thống xưa nay, nếu nhiệt độ, môi trường thuận lợi, các loại vi khuẩn có sẵn trong cơ thể, trong đất sẽ sinh sôi rất nhanh và phần mềm của xác là nguồn dinh dưỡng lý tưởng để chúng phát triển. Nơi chôn cất nhiều nước thì phần mềm càng tiêu biến nhanh. Tuy nhiên, nếu vùng đất mai táng có nhiều ion natri, kali, canxi, manhê, mangan, sunfat... ngoài việc có tác dụng sát khuẩn trong đất, các ion này ngấm vào cơ thể và liên kết với chất glycerin, axít béo phân hủy từ mỡ để thành xà phòng gọi là hiện tượng xà phòng hóa.

Hầu hết các xác đều có hiện tượng này nhưng vì chất xà phòng ít, không đủ để ngăn cản tác động phân hủy của vi khuẩn, cuối cùng chỉ còn lại phần cứng. Một số ít xác xà phòng hóa mạnh toàn bộ nên cơ thể trở thành môi trường sát khuẩn hữu hiệu. Da xác có màu vàng, cứng, khó cắt, mùi khó chịu. Vai trò phân hủy phần mềm rất cần thiết và duy nhất chỉ có vi khuẩn làm được không còn ý nghĩa. Vì thế sau ba năm thay áo cho người chết thấy vẫn còn nguyên vẹn.

Tương tự, ở vùng núi đá vôi có hiện tượng xác hóa đá mà vai trò chính là ion canxi và sunfat. Nếu chôn cất ở nơi cao, khô nóng xác cũng phân hủy rất chậm... Người giám định pháp y thấy được giá trị bảo tồn những thương tích, bệnh lý ở các xác dạng này để tính toán có nên khai quật giúp cho điều tra vụ án? Còn người dân giải thích hiện tượng bằng quan niệm mê tín của mình!


Kiên Cường


 

 Đăng Nhập 




bogddt 1275359403_Portfolio 1275359468_Book 1275359498_adept_installer  hanhchinh
Tuyển Sinh
 Tuyển Dụng
 Giáo Trình
 Thư Viện Phần Mềm
Góc Cao Học