French (Fr)简体中文English (United Kingdom)

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG SƯ PHẠM
  
Trang chủ Tin tức-Sự kiện Tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong nhà trường để phát triển bền vững
Tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong nhà trường để phát triển bền vững PDF. In Email
Thứ ba, 14 Tháng 11 2017 12:21

GD&TĐ - "Lãnh đạo trường học hiện nay là một trong những chính sách giáo dục được ưu tiên hàng đầu trên toàn thế giới. Tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong nhà trường và tập trung hơn vào việc học và các kết quả mà nhà trường đạt được cho thấy việc cần thiết xem xét lại vai trò của những người lãnh đạo nhà trường".

Các nhà hoạch định chính sách giáo dục cần tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Ảnh minh họa/internet

Các nhà hoạch định chính sách giáo dục cần tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Ảnh minh họa/internet

Đổi mới lãnh đạo trường học

Thạc sỹ Hoàng Thị Linh Giang - Học viện Quản lý Giáo dục nhấn mạnh, đồng thời cho rằng, lãnh đạo nhà trường đã trở thành một lĩnh vực ưu tiên trong các chương trình nghị sự chính sách giáo dục quốc tế, đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện kết quả đầu ra của nhà trường bằng cách gây ảnh hưởng đến động cơ và năng lực của giáo viên, cũng như môi trường học tập.

Lãnh đạo trường học hiệu quả là yếu tố cần thiết để nâng cao hiệu quả và công bằng của trường. Do vậy muốn đổi mới giáo dục trường học phổ thông theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa theo Nghị quyết 29 thì cần thiết phải đổi mới lãnh đạo trường học.

Trong khi các nước đang tìm cách thích nghi hệ thống giáo dục của họ với nhu cầu của xã hội đương đại thì kỳ vọng dành cho nhà trường và hiệu trưởng - những người lãnh đạo trường học cũng đang thay đổi.

Nhiều quốc gia đã chuyển hướng sang phân cấp, phân quyền, tăng cường sự tự chủ của nhà trường trong việc ra quyết định và khiến nhà trường tự chịu trách nhiệm với các kết quả đạt được.

Đồng thời, yêu cầu đặt ra vừa phải phát triển năng lực và phẩm chất toàn diện cho người học, vừa phải cung cấp dịch vụ giáo dục tới bộ phận người học đa dạng hơn đang khiến nhiều trường học chịu áp lực phải sử dụng các phương pháp giảng dạy dựa vào thực nghiệm, thực hành.

Những xu thế này đã dẫn tới việc chức năng của lãnh đạo trường học của các nước thuộc OECD hiện nay ngày càng được xác định bởi một tập hợp nhiều vai trò, bao gồm quản lý tài chính, nguồn nhân lực và lãnh đạo việc học tập.

Có nhiều ý kiến lo ngại cho rằng, vai trò của hiệu trưởng được hình thành dựa trên các tiêu chuẩn trước đây hiện không còn phù hợp. Ở nhiều quốc gia, hiệu trưởng phải xử lý khối lượng công việc nặng nề; nhiều người đang đến độ tuổi nghỉ hưu và rất khó để thay thế họ.

Những cá nhân có tiềm năng còn ngần ngại vì vai trò quá lớn, chưa có đủ sự chuẩn bị và chưa được đào tạo, bồi dưỡng, triển vọng nghề nghiệp còn hạn chế và chưa có đủ các nguồn lực hỗ trợ cũng như chính sách khen, thưởng hợp lý.

Xem chi tiết tại Nguồn thông tin: http://giaoducthoidai.vn/giao-duc/tang-quyen-tu-chu-tu-chiu-trach-nhiem-trong-nha-truong-de-phat-trien-ben-vung-3906376-v.html

 


 Truy Cập 

 Giáo dục và Thời đại 

 Giáo dục Việt Nam 

 Giáo dục TP.HCM 

 Trường học kết nối 

 PISA - OECD