Vietnamese-VNFrench (Fr)简体中文English (United Kingdom)

Khoa Lịch Sử
Bạn biết quá khứ, bạn hiểu hiện tại, bạn tiên đoán tương lai
 

 
Trang Chủ ĐỌC BÁO GIÚP BẠN THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI Ai kiểm soát kho vũ khí hạt nhân của Pakistan?
Ai kiểm soát kho vũ khí hạt nhân của Pakistan? PDF. In Email
Chủ nhật, 05 Tháng 6 2011 14:42

Thời gian gần đây, dư luận thế giới lo ngại rằng kho vũ khí nguyên tử của Pakistan có thể lọt vào tay Taliban sau khi nhóm này giành được quyền kiểm soát thung lũng Swat và tiếp tục mở rộng phạm vi ảnh hưởng tới khu vực giáp thủ đô Islamabad. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu của Nicolas Ténèze, Giáo sư sử học thuộc Viện Nghiên cứu chính trị Toulouse, Pháp, mới đây cho thấy mối đe dọa này là hão huyền vì kho vũ khí này hiện nằm trong quyền kiểm soát của Mỹ.

Pakistan, quốc gia có phần đông người Hồi giáo theo dòng Sunni, được thành lập ngày 14/8/1947, trên cơ sở liên minh các khu vực tự trị, về lý thuyết sở hữu bom nguyên tử vào khoảng năm 1987, nhưng chỉ thử nghiệm thành công lần đầu vào năm 1998. Do vậy, ngày này được coi là mốc đánh dấu vị thế nguyên tử của Pakistan hiện nay.

Theo nhiều nghiên cứu khác nhau, Pakistan hiện sở hữu từ 20 đến 100 đầu đạn hạt nhân. Nước này không tham gia ký Hiệp ước chống phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT), Hiệp ước Cấm toàn bộ các vụ thử hạt nhân (TICE). Ngoài ra, theo báo cáo của Cơ quan tình báo Canada ngày 9/6/2000 thì Pakistan còn phát triển một chương trình vũ khí sinh học, chủ yếu tập trung vào vi khuẩn gây bệnh than (anthrax), mặc dù nước này đã ký và phê chuẩn Hiệp ước về vũ khí hóa học (CAB).

Hiện nay không chỉ các phương tiện truyền thông mà ngay cả phát ngôn của các quan chức ngoại giao phương Tây đều cho rằng kho vũ khí hạt nhân của Pakistan có khả năng rơi vào tay những kẻ khủng bố, và khi đó sẽ vô cùng nguy hiểm vì chúng sẽ sử dụng để đe dọa phương Tây, Israel và các đồng minh của nước này hay đơn giản là để chống Ấn Độ.

Tuy nhiên, có rất nhiều câu hỏi được đặt ra liên quan tới vấn đề này liệu rằng Pakistan đã thực sự có những nghiên cứu mà các cường quốc hạt nhân không hề biết và kho vũ khí này tuột khỏi tầm kiểm soát của họ? Để biết rõ thực hư về vấn đề này, cần quay lại lịch sử chương trình hạt nhân của Pakistan.

Chương trình hạt nhân của Pakistan bắt đầu từ thập niên 70 thế kỷ XX, và chính thức được khởi động trong cuộc chiến với Ấn Độ năm 1971 và vụ thử đầu tiên diễn ra vào năm 1974. Vào thời kỳ đó, Ấn Độ là quốc gia thân khối Xôviết trong khi Pakistan theo Mỹ. Do vậy, Islamabad khởi động một chương trình nguyên tử để cạnh tranh với quốc gia láng giềng Ấn Độ, với sự giúp đỡ nhiệt tình của Mỹ.

Quả bom nguyên tử của Pakistan được cho là có vai trò trong việc ngăn cản tầm ảnh hưởng của Liên bang Xôviết nhất là sau khi diễn ra cuộc nội chiến tại Afghanistan năm 1979 (giữa các lực lượng quân sự Xôviết ủng hộ chính phủ của đảng Dân chủ nhân dân Afghanistan (PDPA) Mácxít chống lại lực lượng Mujahideen Afghanistan chiến đấu để lật đổ chính quyền cộng sản.

Liên bang Xôviết ủng hộ chính phủ trong khi phe đối lập nhận được sự ủng hộ từ nhiều phía gồm Mỹ, Pakistan và các quốc gia Hồi giáo khác trong bối cảnh cuộc Chiến tranh lạnh).

Washington và Bắc Kinh đã cùng phối hợp phát triển chương trình hạt nhân của Pakistan (nhất là sau chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Nixon tháng 2/1972). Bắc Kinh, dù lưỡng lự trong việc cung cấp kiến thức khoa học của mình, đã đồng ý giúp Pakistan về công nghệ và cung cấp cho nước này các loại tên lửa thô sơ thông qua China National Nuclear Corporation.

Vào thập niên 60  trong giai đoạn của chủ nghĩa xét lại, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa tách khỏi khối Xôviết, để trang bị cho mình một chính sách ngoại giao riêng. Do vậy, Trung Quốc và phương Tây khi đó có nhiều quan điểm đồng nhất.

Trong bối cảnh đó, Bắc Kinh và Islamabad liên minh trong vấn đề về Kashmire, nơi mà cả Pakistan và Trung Quốc đều đòi một phần chủ quyền trước Ấn Độ. Chính vì thế, việc cả Ấn Độ, Trung Quốc và Pakistan đều sở hữu vũ khí nguyên tử lại cho phép tạo được thế cân bằng tại khu vực này.

Cha đẻ của quả bom nguyên tử đầu tiên của Pakistan là Giáo sư Abdul Qadeer Khan, người được các phương tiện truyền thông phương Tây giới thiệu hiện nay như là một nhà bác học điên cuồng. Khan được đào tạo năm 1976 tại Almelo (thuộc Tập đoàn nguyên tử Urenco có trụ sở tại Đức, Bỉ và Hà Lan). Lò phản ứng Kahuta, viên gạch đầu tiên của chương trình hạt nhân Pakistan, được xây dựng năm 1979 với sự trợ giúp của Trung Quốc và Pháp, và đi vào hoạt động năm 1984.

Theo các phương tiện truyền thông thì sơ đồ xây dựng lò phản ứng Kahuta đã bị Khan đánh cắp, trong khi trên thực tế, đây là những bản thiết kế do Tập đoàn Urenco phụ trách và đã bí mật giao cho chính quyền Pakistan thời đó sau khi được Mỹ phê chuẩn.

Từ sau khi quân đội Xôviết tràn vào thủ đô Kabul để bảo vệ chính quyền PDPA, Mỹ đã ủy quyền cho Trung Quốc việc chuyển giao các bản thiết kế vũ khí nguyên tử cho Pakistan để bảo vệ nước này. Nhưng đến năm 1985, Washington Post cho rằng có thể Pakistan đã sở hữu một quả bom nguyên tử, nhưng lại không phải do nước này chế tạo.

Sau đó Pakistan tiếp tục phát triển khả năng làm giàu uranium với nhà máy ly tâm tại Dera Ghaza Khan.

Sau vụ đảo chính lật đổ Tổng thống Zulfikar Ali Bhutto năm 1977, tướng Zia ul Haq (1977-1988) lại nhận được sự trợ giúp nhiều hơn từ Washington vì Mỹ coi Pakistan dưới thời Zia ul Haq là đồng minh tốt nhất ngoài khối NATO. Nhờ đó kể từ năm 1986, Pakistan tiếp tục chế tạo bom nguyên tử.

Năm 1988, Tổng thống Ghulam Ishaq Khan và Thủ tướng Benazir Buttho lên nắm quyền điều hành một đất nước Pakistan đã trở nên vô dụng sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc. Năm 1990, khoản tài trợ 574 triệu USD hàng năm của Mỹ cho Pakistan bị cúp.

Nhưng lo sợ về việc Pakistan để lộ kỹ thuật chế tạo bom hạt nhân cho các quốc gia trong "trục ma quỷ" đã khiến Washington ăn ngủ không yên. Ngày 6/1/1988, nghị sĩ đảng Cộng hòa Larry Pressler, thông báo rằng Pakistan sở hữu bom hạt nhân và ám chỉ rằng Islamabad hợp tác với Tehran sau những chuyến thăm của Giáo sư Khan tại Iran. Tổng thống George H. Bush (Bush- cha) đột nhiên lên tiếng tố cáo "quả bom Hồi giáo" mà cho tới trước đó vẫn không được nhắc tới.

Bị cáo buộc tham nhũng, Thủ tướng Benazir Buttho bị Nawaz Sharif lật đổ. Vì Nawaz Sharif thân với giới quân đội nên trung tâm nghiên cứu tại Karachi được hiện đại hóa và lò phản ứng Kahuta có khả năng sản xuất uranium làm giàu. CIA tố cáo việc này nhưng cứ để cho Pakistan tiến hành, song cử nhiều đơn vị tình báo khác theo dõi. Chương trình hạt nhân của Pakistan lúc này đã trở nên không kiểm soát nổi và quá tham vọng.

Năm 1993, Washington dọn đường cho Benazir Bhutto trở lại nắm quyền và Tổng thống Mỹ thời bấy giờ, Bill Clinton, thúc ép Tổng thống Pakistan Farouq Leghari ký Hiệp ước NPT nhưng người này từ chối.

Năm 1996, bà Bhutto một lần nữa bị Nawaz Sharif lật đổ vì tham nhũng. Giáo sư Samar Mobarik Mand, Trưởng phụ trách chương trình hạt nhân của Pakistan dưới thời Nawaz Sharif đã cho tiến hành các vụ thử hạt nhân chính thức đầu tiên vào ngày 28 và 30/5/1998, để đáp trả các vụ thử hạt nhân của Ấn Độ. Và đây cũng được coi là cột mốc chính thức cho việc Pakistan sở hữu vũ khí hạt nhân. Đối với phương Tây, vấn đề không nằm ở những vụ thử hạt nhân của Ấn Độ mà chính là của Pakistan. Islamabad thời đó tham vọng lãnh đạo các quốc gia Hồi giáo nên dần xa lánh quan hệ với phương Tây, kể cả với Israel.

Chưa hết, nguy cơ về việc tiết lộ kỹ thuật chế tạo bom hạt nhân của Pakistan cho các nước khác như Iran hay Libya lại càng khiến phương Tây lo ngại. Sau nhiều hoạt động hành lang của Mỹ, cuối cùng Pakistan và Ấn Độ tuyên bố không phổ biến kỹ thuật hạt nhân của họ để đổi lại việc hai quốc gia này không được công nhận là những nước sở hữu bom nguyên tử!

Năm 1999 và 2000, tướng Pervez Musharraf làm đảo chính quân sự và lên nắm quyền Thủ tướng rồi Tổng thống kiêm Tổng tư lệnh quân đội với sự hậu thuẫn của Mỹ nhằm ổn định đất nước chống lại chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan.

Để buộc Libya từ bỏ giấc mơ sở hữu vũ khí nguyên tử và khiến cộng đồng quốc tế an tâm về việc không có khả năng phổ biến vũ khí hạt nhân bí mật, Giáo sư Khan đã bị bắt năm 2001. Người này bị kết tội bán các bí mật hạt nhân cho Libya, Iran và CHDCND Triều Tiên, nhưng sau đó lại được tha bổng sau khi... xin lỗi trước công luận! Mỹ khi đó đã gây sức ép buộc Pakistan nhanh chóng kết thúc điều tra.

Từ tháng 3/2000, lò phản ứng hạt nhân Kushab của Pakistan bắt đầu sản xuất plutonium để chế tạo từ 4 đến 5 quả bom hạt nhân mỗi năm Cuối năm 2001, Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice coi Pakistan là đồng minh quan trọng của Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố. Và kể từ đó, vấn đề Pakistan sở hữu bom hạt nhân không còn là đề tài gây tranh cãi. Tuy nhiên, sự thiếu thiện chí của Islamabad sau khi Mỹ tăng cường cho mặt trận Afghanistan đã khiến cho đề tài trên được nhắc lại. Với  hình ảnh chụp vệ tinh ngày 19/5/2009, Viện Khoa học và an ninh quốc tế (ISIS) nhấn mạnh rằng Pakistan đang tăng cường khả năng sản xuất tại các lò phản ứng hạt nhân cũng như đầu đạn hạt nhân.

Pakistan coi thách thức lớn nhất là khả năng tự chế tạo được tên lửa mang đầu hạt nhân nhưng Mỹ từ chối để tránh leo thang hạt nhân tại khu vực. Tuy nhiên, tháng 3/2006, Pakistan đã thử nghiệm thành công một tên lửa hành trình loại Hatf-7 Babur, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân tầm bắn 500km.

Nếu Trung Quốc và Mỹ đã giúp Pakistan có được bom hạt nhân, vậy thì câu hỏi được đặt ra là liệu Pakistan có thể làm chủ quả bom của họ không hay là do Mỹ hoặc Trung Quốc kiểm soát.

Những quả bom được Pakistan thử năm 1998 liệu có phải là bom của Iran hay Trung Quốc? Trong cuộc chiến tại Kargil (một thành phố nhỏ nằm ở phần đất Kashmire của Ấn Độ), từ tháng 5 đến tháng 7/1999, Islamabad đã nghĩ tới việc sử dụng vũ khí hạt nhân. Thực chất đây chỉ là đòn phép yêu cầu Washington can thiệp. Nhưng khi đó cả Mỹ và Trung Quốc đều kêu gọi kiềm chế, điều này có thể cho thấy quả bom nguyên tử không phải do Pakistan kiểm soát.

Năm 2000, một ủy ban quốc gia quản lý kho vũ khí hạt nhân của Pakistan mới được thành lập. Cuối năm 2001, Mỹ tài trợ 100 triệu USD giúp Pakistan an ninh hóa các cơ sở hạt nhân nước này và để đổi lại có thể Mỹ đã đề xuất kiểm soát mật mã khai hỏa kho vũ khí hạt nhân của Pakistan. Thực tế thì những quả bom hạt nhân không phải là lúc nào cũng nằm sẵn trên bệ phóng mà chúng được tách rời các bộ phận khác nhau nhằm tránh tai nạn hoặc bị lạm dụng. Do đó, ngay cả trong trường hợp bị đánh cắp thì cũng khó có thể kích hoạt được một quả bom nguyên tử.

Trên nguyên tắc, tại một quốc gia sở hữu vũ khí nguyên tử chỉ có 3 người nắm giữ mật mã và chìa khóa kích hoạt bom. Thậm chí còn có những mã tin học được lập trình để tự hủy những chi tiết quyết định trong trường hợp xâm nhập bất hợp pháp. Báo cáo của CIA trước Thượng viện Mỹ tháng 2/2008 có đoạn: Quân đội Pakistan giám sát chương trình hạt nhân - nói khác đi họ không làm chủ chương trình này.

Tháng 6/2009, khi Taliban kiểm soát quận Buner, nơi gần đó đặt một nhà máy làm giàu uranium của Pakistan, và dư luận thế giới hết sức lo ngại nhà máy này sẽ rơi vào tay Taliban, nhưng Thủ tướng Pakistan, Raza Gilani khẳng định việc phòng vệ của Pakistan đang nằm trong tay người bảo vệ rất tốt và chương trình hạt nhân của Pakistan hoàn toàn được bảo đảm. Đô đốc Mike Mullen, Chỉ huy trưởng liên quân Mỹ, cũng tuyên bố rằng kho vũ khí hạt nhân của Pakistan hiện rất an toàn.

Khi Taliban tiến sát thủ đô Islamabad, báo New York Times dẫn phản ứng của Mỹ cho biết chính quyền Tổng thống Obama không biết về khả năng kiểm soát kho hạt nhân của quân đội Pakistan tới mức nào, và cũng không biết chính xác vị trí các phòng thí nghiệm và các cơ sở làm giàu uranium của nước này ở đâu. Nhưng có một thực tế nực cười là nếu CIA có thể có những báo cáo rất chính xác về các kho vũ khí hạt nhân của Iran và CHDCND Triều Tiên, vậy thì tại sao họ lại không biết gì về kho vũ khí của đồng minh Pakistan?

Sau các cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9/2001, quan hệ Pakistan - Mỹ ấm trở lại sau thời gian nguội lạnh từ sau Chiến tranh lạnh. Khoản nợ 1,7 tỉ USD của Pakistan được giãn vô thời hạn. Washington còn tài trợ thêm cho Pakistan 3 tỉ USD từ năm 2004 đến 2009 trong khuôn khổ cuộc chiến chống khủng bố.

Để đổi lại những khoản trợ giúp này, Islamabad hứa làm phận chư hầu nguyên tử. Giới phân tích cho rằng lực lượng Taliban, nguồn gốc là do quân đội Mỹ đào tạo, vừa đạt được những nhượng bộ của Quốc hội Pakistan trong các khu vực bộ tộc, chỉ muốn làm chủ một địa phương chứ hoàn toàn không muốn chiếm kho vũ khí hạt nhân của chính phủ

Nguyễn Lê Bảo Phương (tổng hợp)

công bố 17/08/2009 trên báo ANTG: http://antg.cand.com.vn/vi-vn/hosomat/2009/8/70120.cand?Page=2

 


 Đăng Nhập 




bogddt 1275359403_Portfolio 1275359468_Book 1275359498_adept_installer  hanhchinh
Tuyển Sinh
 Tuyển Dụng
 Giáo Trình
 Thư Viện Phần Mềm
Góc Cao Học