Vietnamese-VNFrench (Fr)简体中文English (United Kingdom)

Khoa Lịch Sử
Bạn biết quá khứ, bạn hiểu hiện tại, bạn tiên đoán tương lai
 

 
Tổng lực chống Iran PDF. In Email
Thứ tư, 07 Tháng 12 2011 14:21

4:35, 05/12/2011

 



Vụ nổ bom ở căn cứ tên lửa tầm xa Shahab-3 nằm cách thủ đô Tehran 48km về phía tây hôm 12/11/2011, với thiệt hại nhân mạng nghiêm trọng là Iran mất đi “Vua tên lửa”, Iran buộc phải tuyên bố sẽ tiến hành điều tra trên quy mô lớn đồng thời cảnh báo bất cứ “bàn tay nước ngoài” nào dính líu tới vụ việc sẽ bị trừng phạt.

Tehran cho rằng Cơ quan tình báo Mossad của Israel chắc chắn có liên quan, bởi vì từ lâu chính quyền Israel luôn hô hào mở chiến dịch quân sự hủy diệt chương trình hạt nhân của Iran bằng mọi giá từ tấn công khủng bố đến chiến tranh điện tử.

Thủ phạm giết chết “vua tên lửa” của iran là mossad?

Thiếu tướng Hassan Moghaddam được coi là "người thành lập" chương trình tên lửa của Iran và chịu trách nhiệm kế hoạch triển khai hệ thống tên lửa đạn đạo có tầm bắn xa 241km (đủ để phóng đến châu Âu). Ông là nhân vật quan trọng đến mức lãnh đạo tối cao Iran Ayatollah Ali Khamanei cũng có mặt trong lễ tang “Vua tên lửa”. Theo phát ngôn của chuẩn tướng Abbas Khani với Hãng thông tấn IRNA, khả năng tên lửa hiện nay của Iran có được là nhờ công lao của Moghaddam và do vai trò chủ chốt của ông mà kẻ thù luôn ấp ủ ý định loại trừ ông.

Trong quá khứ, Iran có thái độ chống đối Nhà nước Do Thái nên Mỹ luôn bí mật đứng đằng sau mọi âm mưu phá hoại chống Iran của Israel. Giới chuyên gia phân tích nhận định, cái chết của Moghaddam có lẽ là một phần trong cuộc chiến không quy ước, đã diễn ra trong nhiều năm. Còn với Mark Fitzpatrick, thuộc Viện Quốc tế nghiên cứu chiến lược (IISS) ở London, vụ nổ bom căn cứ tên lửa giết chết "Vua tên lửa" Moghaddam được coi là một trong những hành động nhằm xóa sổ những lãnh đạo hàng đầu trong nỗ lực phát triển tên lửa và hạt nhân của Iran.

Theo một quan chức tình báo phương Tây giấu tên, vụ nổ ở căn cứ tên lửa là hành động của Mossad - Cơ quan tình báo Israel. Sau vụ nổ căn cứ tên lửa, báo chí Israel hôm 13/11 đăng tải hàng loạt những thông tin ám chỉ Nhà nước Do Thái đứng đằng sau vụ việc này cùng với một số âm mưu khác từ vụ nổ một căn cứ tên lửa khác ở Iran trong năm 2007. Còn tờ Maariv đặt câu hỏi: "Ai đứng đằng sau những cuộc tấn công nhằm vào quân đội Iran?".

Những tờ báo khác của Israel thậm chí liệt kê ra một loạt vụ việc, như là vụ nổ bom ở căn cứ tên lửa Shahab gần thành phố Khorramabad năm 2010, vụ sát hại 3 nhà khoa học hạt nhân trên đường phố Tehran trong 2 năm qua, và vụ tấn công virus máy tính Stuxnet làm mất kiểm soát đối với 1.000 thiết bị ly tâm trong số 8.000 thiết bị được lắp đặt của Iran.

"Nhưng mọi âm mưu đó vẫn không ngăn Tehran đạt đến khả năng hạt nhân", chuyên gia Fitzpatrick ở IISS nói. Theo báo cáo của giới quan chức Iran rất bức xúc trước việc một số nhà khoa học hạt nhân bị giết chết sau khi thân phận của họ bị Liên Hiệp Quốc (LHQ) tiết lộ.

Fereydoon Abbasi sau khi may mắn thoát chết trong lần bị một sát thủ cưỡi môtô giữa đường phố Tehran tấn công chiếc ôtô của ông bằng "bom dính" từ hóa cách đây 1 năm đã được bổ nhiệm làm Giám đốc Tổ chức năng lượng nguyên tử (AEO) của Iran. Vào cùng ngày Abbasi bị tấn công, một đồng nghiệp của ông là Majid Shariari bị giết chết trong một cuộc tấn công tương tự ở khu vực khác của Tehran.

Chỉ vài ngày sau 2 vụ ám sát này, nhà thương lượng hạt nhân hàng đầu của Iran Saed Jaliti đã có cuộc gặp gỡ những cường quốc thế giới để bàn về chương trình hạt nhân của Iran tổ chức ở thành phố Geneva của Thụy Sĩ. Với di ảnh của Shahriari đặt sau lưng, Saeed Jalili nói ông cảm thấy hổ thẹn thay cho Hội đồng Bảo an LHQ khi mà danh sách những nhà khoa học hạt nhân của Iran bị tổ chức quốc tế này trừng phạt đã dẫn đến những vụ ám sát họ.

Vũ khí mới trong chiến tranh điện tử: virus duqu

Trong nhiều thập niên qua, khi Iran xây dựng có hệ thống chương trình hạt nhân, Israel cũng nỗ lực đầu tư hàng tỉ USD cho việc thiết kế những loại vũ khí công nghệ cao cho phép làm tắc nghẽn, vô hiệu hóa và đánh bại hệ thống phòng thủ của Tehran trong trường hợp xảy ra cuộc tấn công chớp nhoáng vào các cơ sở hạt nhân của Iran.

Theo đánh giá của tình báo Mỹ trong mùa hè năm nay, bất cứ cuộc tấn công nào của Israel cũng bao gồm cả cuộc chiến tranh điện tử đánh phá mạng lưới điện, Internet, mạng điện thoại di động cũng như toàn bộ hệ thống cấp cứu của lính cứu hỏa và cảnh sát của Iran. Ví dụ, Israel đã phát triển loại vũ khí có thể mô phỏng tín hiệu duy trì mệnh lệnh buộc mạng điện thoại di động "ngủ yên", ngăn chặn hiệu quả những đường truyền. Người Israel cũng có những thiết bị gây nhiễu sóng cho phép phá hoại các tần số cấp cứu bên trong Iran.

Trong vụ tấn công vào cơ sở Al-Kibar bị nghi ngờ là trung tâm hạt nhân của Syria vào ngày 6/9/2007, máy bay của Israel đã đánh lừa được các radar phòng không của quân đội Syria. Đầu tiên, hệ thống radar của Syria không phát hiện thấy chiếc máy bay nào trên không, và ngay sau đó các radar bị lừa để tin rằng trên không có đến hàng trăm máy bay của Israel. Năm 2009, Trung tâm Phân tích chiến tranh phối hợp (JWAC) của Mỹ cũng khám phá điểm yếu trong mạng lưới điện của Iran  - nó được kết nối Internet, có nghĩa là virus Stuxnet dễ dàng tấn công mạng.

Cuộc chiến tranh điện tử chống Iran sẽ bao gồm việc sử dụng máy bay không người lái. Israel có phiên bản drone đầu tiên là Heron và phiên bản mới nhất là Eitan (tức Heron 2 hay Heron TP). Theo báo chí Israel, Eitan có thể bay liên tục 20 giờ và có trọng tải đến 1 tấn. Tuy nhiên, một phiên bản drone khác có thể bay liên tục 45 giờ, theo tiết lộ của các quan chức Israel và Mỹ. Những chiếc Heron và Eitan hiện đang được sử dụng trong một đơn vị không quân đặc biệt của Israel gọi là Sky Crows, chỉ tập trung vào chiến tranh điện tử.

Theo một bài báo trên tờ The Jerusalem Post năm 2010, chỉ huy đơn vị chiến tranh điện tử của Israel cho biết: "Mục tiêu của chúng tôi là kích hoạt hệ thống của mình để quấy nhiễu và vô hiệu hóa các hệ thống của kẻ thù".

Một phiên bản sâu máy tính mới gọi là Duqu tương tự như Stuxnet có nguy cơ dẫn đến cuộc tấn công mạng khác đe dọa phá hoại chương trình hạt nhân của Iran, theo các chuyên gia phân tích an ninh. Cách đây một năm, kỷ nguyên chiến tranh mạng đã chính thức bắt đầu khi sâu máy tính phức tạp gọi là Stuxnet - được cho là do Mỹ thiết kế và được thử nghiệm ở Israel - đã phá hoại cơ sở hạt nhân của Iran ở Natanz. Đây là lần đầu tiên người ta chứng kiến một vũ khí do một nhà nước tạo ra để tấn công một mục tiêu mà lẽ ra đòi hỏi phải sử dụng đến nhiều tên lửa hành trình để hoàn thành.

Nhưng lần này phần mềm độc hại gọi là Duqu - được phát hiện bởi Viện Nghiên cứu mật mã và các hệ thống an ninh của Đại học Công nghệ và Kinh tế Budapest  - hoạt động hoàn toàn khác với sâu máy tính Stuxnet. Hiện thời, các chuyên gia phân tích an ninh còn tranh luận xem Duqu có liên quan đến đội ngũ tạo ra Stuxnet hay không, song nhiều người thừa nhận rằng, Duqu là dấu hiệu báo trước một cuộc tấn công mạng quy mô khác sắp diễn ra.

Thời gian qua, hàng chục ngàn máy tính trên khắp thế giới bị lây nhiễm Stuxnet. Nhưng dường như mục tiêu chính là hệ thống máy tính do Hãng Siemens của Đức cung cấp cho cơ sở hạt nhân ở Natanz của Iran, nơi nghi ngờ tiến hành làm giàu uranium. Stuxnet gây rối loạn các máy tính ở Natanz nhưng toàn bộ các máy tính khác trên thế giới không bị tình trạng tương tự như ở Iran. Duqu lây lan qua e-mail và nhóm người tạo ra muốn gửi nó đến các mục tiêu đặc biệt và có lẽ sứ mạng chính là gián điệp.

Theo James Lewis, chuyên gia ở Trung tâm Nghiên cứu quốc tế và chiến lược (CSIS), người ta sắp sửa chứng kiến một dạng xung đột mới. Nhưng hiện thời các chuyên gia an ninh vẫn chưa biết được động cơ thật sự của những người sáng tạo ra Duqu là gì. Tuy nhiên, họ nghi ngờ mục tiêu của Duqu là các hệ thống máy tính chính quyền ở Iran và Sudan, cùng với mạng máy tính liên quan đến bộ máy công nghệ ở châu Âu. Cũng giống như Stuxnet trước đó, Duqu được thiết kế để tự xóa trong nhiều tuần sau khi lây nhiễm một cỗ máy đặc biệt.

Do sự giống nhau về mục tiêu được chọn, hệ thống mã và tính phức tạp nên các chuyên gia nghi ngờ Stuxnet và Duqu là chương trình phần mềm độc hại của cùng một nhóm người. Mới đây sau khi phân tích một e-mail chứa Duqu, Kaspersly Labs tìm thấy một thành phần có gốc từ tháng 8/2007; và nếu đúng như thế thì nhóm người tạo ra Duqu đã phát triển dự án từ hơn 4 năm qua.

Không phải ai cũng tin rằng Duqu và Stuxnet có cùng cha mẹ tạo ra chúng. Bởi vì những người viết chương trình độc hại có thể học hỏi lẫn nhau, theo Chris Wysopal - chuyên gia, trưởng bộ phận an ninh thông tin của Công ty an ninh Veracode. Richard Clarke, cựu cố vấn chống khủng bố và chiến tranh mạng của Nhà Trắng, cũng đồng ý với bộ phận an ninh của Veracode. Clarke, hiện đang điều hành doanh nghiệp tư nhân cố vấn an ninh, cho rằng một nhóm hacker trình độ cao đã bắt chước Stuxnet để tạo ra Duqu.

Fred Fleitz, cựu quan chức trong Ủy ban tình báo chọn lọc thường xuyên của Hạ viện Mỹ và cũng là người điều hành trang web Lignet.com, cho biết Mỹ và Israel đã có mọi lựa chọn sẵn sàng cho cuộc chiến tranh điện tử chống Iran. Trong trường hợp Israel im lặng - giống như trường hợp đã xảy ra khi Israel bất ngờ tấn công một cơ sở hạt nhân nghi ngờ ở Iraq năm 1981 - thì có lẽ đó sẽ là dấu hiệu cảnh báo một cuộc chiến sắp xảy ra.

Khi còn là Đại sứ Mỹ ở Israel trong thời gian chuyển tiếp từ Carter đến chính quyền Reagan, Sam Lewis đã có lời cảnh báo với chính quyền mới của Mỹ rằng, Thủ tướng Israel lúc đó là Menachem Begin có thể sẽ đánh bom lò phản ứng hạt nhân Osirak ở Iraq. Và bất ngờ đến ngày 7/6/1981, trong một chiến dịch gọi là Opera, vào nửa đêm, không quân Israel đã bay qua không phận của Jordan và tấn công cơ sở Osirak đang xây dựng ở đông nam Baghdad, Iraq.

Đây có lẽ là bài học cho chính quyền Mỹ hiện nay, khi Tổng thống Obama cố gắng tránh bất cứ tình huống bất ngờ nào trong mối quan hệ với Israel, đặc biệt là về vấn đề Iran. Ví dụ, Obama và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã yêu cầu các cố vấn an ninh hàng đầu thiết lập một hệ thống tổ chức hội đàm thường xuyên giữa hai quốc gia, bao gồm tổ chức những cuộc họp từ xa qua video. Họ cũng cho thành lập một ủy ban thường trực về vấn đề Iran để kiểm soát tiến trình những sự trừng phạt, chia sẻ thông tin tình báo và luôn bảo đảm hai nước được thông tin thường xuyên.

Nhưng bất chấp mọi nỗ lực từ hai phía, Thủ tướng Netanyahu đã từ chối đưa ra bất cứ sự bảo đảm nào với Obama hay nhóm cố vấn hàng đầu của tổng thống về việc Israel sẽ thông tin hay xin phép trước khi mở cuộc tấn công chống Iran - cuộc chiến đe dọa sẽ làm bùng nổ một cuộc tấn công khủng bố nhằm vào Mỹ hay Israel như một hành động đáp trả

 

Trang Thuần - Thiên Minh (tổng hợp)

http://antg.cand.com.vn/vi-VN/hosomat/2011/12/76822.cand

 


 Đăng Nhập 




bogddt 1275359403_Portfolio 1275359468_Book 1275359498_adept_installer  hanhchinh
Tuyển Sinh
 Tuyển Dụng
 Giáo Trình
 Thư Viện Phần Mềm
Góc Cao Học