Khoa Giáo dục Tiểu học (old)
http://khoagdth.hcmup.edu.vn
  
Trang Chủ Giới thiệu chung Công tác đào tạo
Công tác đào tạo. Hợp tác quốc tế PDF. In Email

CÔNG TÁC ĐÀO TẠO

Bậc tiểu học - bậc học nền tảng của giáo dục phổ thông, xu hướng và quy mô đào tạo của ngành Giáo dục tiểu học ngày càng phát triển và mở rộng, nhận thức sâu sắc đều này, Thuc te truong tieu hocKhoa luôn chú trọng đến hiệu quả, chất lượng đào tạo, xem đào tạo là công tác trọng tâm, nên ngày càng thu hút được sinh viên đến từ nhiều vùng, miền của đất nước theo học… Số lượng thí sinh thi tuyển sinh vào hệ chính quy tập trung và các hệ Vừa làm vừa học ngày càng tăng, chất lượng tuyển sinh và chất lượng sinh viên tốt nghiệp ngày càng được nâng cao.

Ngoài hệ chính quy, Khoa còn có các lớp bồi dưỡng, chuẩn hóa, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục ở bậc tiểu học nhằm đáp ứng được yêu cầu của giáo dục tiểu học trong thời kì hội nhập và phát triển của đất nước.

Các hệ đào tạo hiện nay của Khoa:

– Cử nhân hệ chính quy (4 năm);
– Thạc sĩ hệ chính quy (2 năm);
– Cử nhân hệ Vừa làm vừa học (4 năm);
– Cử nhân hệ Liên thông từ Trung cấp lên Đại học (3 năm);
– Cử nhân hệ Liên thông từ Cao đẳng lên Đại học (2 năm);
– Cử nhân Văn bằng 2 ngành Giáo dục Tiểu học (2 năm).

Sinh viên, học viên sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trình độ cử nhân hoặc thạc sĩ giáo dục học chuyên ngành Giáo dục học Tiểu học sẽ là người nắm vững tri thức chuyên môn giáo dục tiểu học, có khả năng hoạt động giáo dục, giảng dạy và học tập suốt đời, có nhân cách và những phẩm chất của người thầy có năng lực và trình độ chuyên môn cao để đáp ứng những yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học trong thời kỳ đất nước hội nhập và phát triển nền kinh tế tri thức.
– Sau khi tốt nghiệp, sinh viên, học viên có đủ khả năng để trở thành cán bộ nòng cốt của các cơ sở giáo dục tiểu học, hoặc trở thành giảng viên của các trường sư phạm, các trung tâm đào tạo - bồi dưỡng giáo viên tiểu học; trở thành cán bộ của các cơ quan nghiên cứu văn hóa giáo dục, hoặc biên tập viên của các nhà xuất bản,….
– Sau khi tốt nghiệp, sinh viên, học viên có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc ngành Giáo dục Tiểu học.
– Những cán bộ giáo dục có học vị thạc sĩ giáo dục học chuyên ngành Giáo dục học - Tiểu học nếu có điều kiện có thể học tiếp bậc tiến sĩ, làm luận án tiến sĩ Giáo dục học chuyên ngành Giáo dục học Tiểu học.

HỢP TÁC QUỐC TẾ

Là một khoa của Trường ĐHSP. Tp. Hồ Chí Minh, Khoa Giáo dục Tiểu học luôn coi hợp tác quốc tế là một trong những công tác hết sức quan trọng để góp phần nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ, giảng viên, sinh viên và học viên.

Các hình thức hợp tác song phương và đa phương mà Khoa đã và đang tiến hành gồm các lĩnh vực:
– Hợp tác nghiên cứu thực hiện các đề án về giáo dục tiểu học, phối hợp triển khai các đề tài nghiên cứu chung;
– Trao đổi tài liệu khoa học, trao đổi giảng viên và sinh viên, trao đổi thông tin phục vụ hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ; trao đổi các ấn phẩm, tài liệu và kết quả hoạt động đào tạo;
– Học sau đại học, nghiên cứu sinh tại các trường đại học ở nước ngoài (Liên bang Nga, Australia, New Zealand,...).
– Tham gia các khóa tập huấn ngắn hạn, các hội thảo quốc tế,... tại Australia, Bỉ, Đức, Mỹ, New Zealand, Pháp, Tây Ban Nha, Thái Lan, v.v..

Khoa, cán bộ giảng viên của Khoa đã tham gia:

– Xây dựng trung tâm chẩn đoán và giúp đỡ trẻ có khó khăn chuyên biệt trong học tập ở bậc tiểu học (đề án của ĐH Tự do Vương quốc Bỉ và Trường ĐHSP TP HCM, 2004 – 2007);
– Xây dựng chương trình và sách dạy học Tiếng Việt cho người Việt ở nước ngoài;
– Giới thiệu và dạy thử nghiệm bộ sách Tiếng Việt cho thanh thiếu niên người Việt tại Liên bang Đức, Ba Lan, Cộng hòa Séc theo đề án "Hỗ trợ việc dạy và học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài" (thuộc chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài),...

Bên cạnh đó, hàng năm, Khoa cũng là một địa chỉ uy tín trong chương trình trao đổi người học thường xuyên với các trường đại học của Hàn Quốc.

Khoa cũng đã tiến hành trao đổi về đào tạo giáo viên tiểu học, như xây dựng chương trình, tổ chức các hình thức đào tạo, tổ chức thực tập sư phạm,… với một số trường đại học của Australia, Pháp, Thái Lan, Thuỵ Điển,...

Trong thời gian 5 năm gần đây (2007 – 2012), Khoa Giáo dục Tiểu học đã chủ động khuyến khích và cử giảng viên tham gia các chương trình trao đổi học thuật với các trường Đại học của Thụy Điển, tham gia các khóa tập huấn về “Quyền trẻ em, quản lý trường học, lớp học”, “Môi trường học thân thiện” của tổ chức SIDA tại Thụy Điển, Indonesia, Uganda…, tham gia các lớp “Đổi mới giáo dục phổ thông” tại Singapore, “Giáo dục cho người có nhu cầu đặc biệt” tại Israel, v.v..

Đọc thêm...
 
Đôi điều suy nghĩ về sinh viên Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường ĐH Sư phạm TPHCM PDF. In Email

Co giao Le Thi Van, truong tieu hoc Phung HungMột trong những hoạt động giáo dục cần được chú trọng trong quá trình đào tạo là “học phải đi đôi với hành”. Đặc biệt với ngành sư phạm, việc học lý thuyết giỏi là cần nhưng vẫn chưa đủ. Ngoài kiến thức, người sinh viên tiểu học còn phải rèn tay nghề bằng cách thâm nhập thực tế: đến với học sinh, rèn luyện tay nghề ngay từ khi còn ngồi trên giảng đường đại học. Để thực hiện tốt các hoạt động này, hàng năm Khoa Giáo dục Tiểu học Trường ĐHSP Tp. HCM đều gửi sinh viên đến kiến tập và thực tập giảng dạy ở các trường.

Đọc thêm...
 



Tin hành chính

Tin Chính trị - Xã hội