Khoa Giáo dục Tiểu học (old)
http://khoagdth.hcmup.edu.vn
  
Trang Chủ Nghiên cứu Hội thảo - Hội nghị


Tản mạn về dạy - học đọc ở lớp Một PDF. In Email
Thứ ba, 18 Tháng 6 2013 23:10

TS. Vũ Thị Ân

Khoa GDTH ĐHSP TP Hồ Chí Minh

Tóm tắt:

Bài viết nêu lên một số suy nghĩ của tác giả về vấn đề dạy - học đọc cho học sinh lớp 1, như: có nên có trẻ đi học trước 6 tuổi, những ảnh hưởng của hệ thống âm vị tiếng Việt đến khả năng đọc của trẻ…

Từ khóa: trẻ học sớm, hệ thống âm vị tiếng Việt và khả năng đọc, học sinh lớp 1

Some personal thinking of teaching and learning Reading for first-year students

Abstract:

This article presented some thinking of teaching and learning Reading for first-year students, such as: whether let Vietnamese children go to primary school earlier than the age of six; some negative effects of Vietnamese phonological system to first-year students’ ability to read…

Key words: go to school before six-year-old, phonological system, reading skills, first-year students

 
Hình thành kĩ năng đọc, viết cho trẻ trước khi vào lớp 1 PDF. In Email
Thứ tư, 12 Tháng 6 2013 15:51

Hình thành kĩ năng đọc, viết cho trẻ trước khi vào lớp 1

PGS. TS Nguyễn Thị Hạnh, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

Tóm tắt:

Thực trạng dạy đọc viết cho trẻ trước khi vào lớp 1 hiện nay của đa số các bậc phụ huynh đã phản ánh một mâu thuẫn gay gắt của nền giáo dục Việt Nam: quy trình dạy học đọc viết cho trẻ lớp 1 chưa thực sự sát hợp với việc hình thành hai kĩ năng này cho trẻ. Bài viết này nêu lên một hướng tiếp cận theo quan điểm tổng thể nhằm hình thành những kĩ năng tiền đọc, tiền viết một cách tự nhiên cho trẻ trước khi vào lớp 1.

Từ khóa: quan điểm tiếp cận tổng thể, sự sẵn sàng đi học, trẻ lớp 1

Teaching reading and writing skills for children before the first year

at primary schools

Abstract:

The teaching approach of current national Vietnamese language notebooks could cause some obstacles for first year students to learn naturally and enthusiastically. Therefore, this article suggested an approach of whole language teaching to help 5-year-old students obtain pre-reading and pre-writing skills for learning Vietnamese language at primary schools.

Key words: whole language teaching, readiness to learn, first-year students

 
Tác động của việc huấn luyện ý thức âm vị sớm đối với thành tích học đọc của học sinh lớp 1 PDF. In Email
Thứ bảy, 01 Tháng 6 2013 23:22

TS. Huỳnh Mai Trang, Khoa TLGD-ĐHSP.Tp.HCM

Tóm tắt :

Chúng tôi đã thực hiện một nghiên cứu bổ dọc cùng với 62 trẻ, từ lớp lá đến lớp một tại một số trường của TP.Hồ Chí Minh. Mục đích nghiên cứu là đánh giá tác động của chương trình huấn luyện về ý thức âm vị đối với sự phát triển của ý thức âm vị của trẻ mẫu giáo và đối với việc học đọc của học sinh lớp một. Đây là một chương trình được thiết kế để phát triển khả năng nhận biết, suy nghĩ và thao tác trên các đơn vị âm thanh của ngôn ngữ, đặc biệt là âm vị, của trẻ em tuổi mẫu giáo. Kết quả cho thấy ảnh hưởng tích cực của chương trình huấn luyện này đối với thành tích học đọc của học sinh lớp một. Điều này khẳng định rằng việc thực hiện các chương trình huấn luyện phát triển ý thức âm vị trong giai đoạn mầm non (cuối mẫu giáo) là một bước chuẩn bị hiệu quả cho việc học ngôn ngữ viết ở đầu tiểu học.

Effect of early phonological awareness training on reading acquisition

in first grade children

Astract:

A longitudinal study was conducted on 62 children, from the third year in kindergartens through the first grade in primary. The study aimed to investigate the impact of the training program of phonological awareness on the development of phonological awareness and the reading acquisition. This is a program designed to develop the ability to recognize, think about and manipulate the sound units of the language, especially phonology, for preschool children. The results indicate the positive effect of early training of phonological awareness on the reading acquisition in first grade children. This confirms that the implementation of the training program to develop phonological awareness in preschool (end of kindergarten) is an effective preparation for learning written language in early elementary school.

 
Để có thành công của học sinh trong giờ học Tiếng Việt những ngày đầu đến trường PDF. In Email
Thứ năm, 30 Tháng 5 2013 17:46

ĐỂ CÓ THÀNH CÔNG CỦA HỌC SINH

TRONG GIỜ HỌC TIẾNG VIỆT NHỮNG NGÀY ĐẦU ĐẾN TRƯỜNG

GS.TS. Lê Phương Nga. ĐHSP Hà Nội

Tóm tắt

Dạy học dựa vào sự thành công của học sinh là một chiến lược cần phải đặt ra đối với các giáo viên ở tiểu học, đặc biệt với giáo viên khối lớp 1. Vì đây là khoảng thời gian tạo nên sự thay đổi lớn trong cuộc sống của các em: từ vui chơi sang học tập nghiêm túc. Bài viết nêu lên một số đề xuất nhằm giúp giáo viên thay đổi một số nhận thức của mình theo hướng chú ý vào mặt thành công của học sinh lớp 1.

Từ khóa: dạy học dựa vào sự thành công, HS lớp 1

HOW TO CREATE SUCCESS FOR A CHILD

ON THE FIRST DAYS LEARNING VIETNAMESE LANGUAGE AT SCHOOL?

Abstract

For first year students, impressions in learning during the first days at school is one of the most important keys to make them become successful learners. However, not all the teachers recorgnise how strong their behaviours and comments affect the children’s success at school. Therefore, this article forcused on some teaching strategies to create the success for a child on  the first days at school, especially when learning Vietnamese language.

Key words: children’s success, first days at school

 
Báo cáo tổng kết hội thảo: Dạy học tích hợp ở tiểu học – hiện tại & tương lai PDF. In Email
Thứ sáu, 28 Tháng 12 2012 14:50

Kính thưa quý vị,

Kính thưa các thầy cô, thưa các đồng nghiệp

Trước hết, tôi xin phép được thay mặt Ban Chủ nhiệm Khoa và toàn thể thầy cô giáo Khoa Giáo dục Tiểu học Trường ĐHSP Tp.HCM xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến các nhà khoa học, các thầy cô giáo, các đồng nghiệp đã đến với Hội thảo Dạy học tích hợp ở tiểu học: Hiện tại & Tương lai của Khoa chúng tôi, cùng chúng tôi chia sẻ những quan tâm, những trăn trở về hoạt động nghiên cứu giảng dạy đào tạo bồi dưỡng giáo viên tiểu học và dạy học ở tiểu học trước yêu cầu ngày càng cao của giáo dục nước nhà trong giai đoạn mới.

Tất cả 23 báo cáo gửi về Ban tổ chức Hội thảo từ các trường đại học và cao đẳng trong cả nước đều tập trung vào mục đích: chia sẻ thông tin từ những nghiên cứu, những quan sát, những thể nghiệm, những trải nghiệm,... về dạy học theo quan điểm tích hợp. Và chúng tôi đã tập hợp trong kỷ yếu.

Và hôm nay, 28-12-2012, tại Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, Hội thảo đã được tiến hành.

Ngoài báo cáo đề dẫn, đã có 3 bản tham luận được trình bày:

- Báo cáo Đào tạo - dạy học theo quan điểm tích hợp: chúng ta đang ở đâu?, của TS. Hoàng Thị Tuyết, ĐHSP.Tp.HCM;

- Báo cáo Dạy học trong đào tạo giáo viên tiểu học và giảng dạy ở trường tiểu học - định hướng và giải pháp, của TS. Nguyễn Thị Liên Tâm, nguyên Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo & NCKH Trường CĐCĐ Bình Thuận;

- Báo cáo Vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy học giải toán có lời văn ở  tiểu học, của Th.S. Vũ Anh Hoa, Trưởng khoa, Khoa GDTH Trường CĐSP Nghệ An;

Cùng 15 ý kiến thảo luận, trao đổi về tích hợp trong giáo dục tiểu học, đào tạo giáo viên và dạy học ở tiểu học của các nhà khoa học, các thầy cô giáo ở Viện nghiên cứu Giáo dục, ĐH Hoa Sen, ĐH Sài Gòn, Đại học Cần Thơ, ĐH Bình Dương, ĐH Đồng Tháp, ĐHSP Tp.HCM,...

Có thể tổng kết tóm tắt nội dung Hội thảo trong 5 điểm sau đây :

Một là, cho đến nay, tích hợp là quan điểm, là xu thế, là định hướng lý luận chi phối tất cả các hoạt động từ xây dựng, chương trình, biên soạn tài liệu, tổ chức dạy học, đánh giá hiệu quả dạy học,... ở các bậc đào tạo và chương trình đào tạo. Hội thảo khởi đầu cho những Hội thảo kế tiếp về vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên tiểu học.

Đọc thêm...
 
«Bắt đầuLùi12345Tiếp theoCuối»

Trang 2 trong tổng số 5

Tin hành chính

Tin Chính trị - Xã hội