Khoa Ngữ Văn
  
Hội thảo - Hội nghị
Báo cáo đề dẫn Hội thảo Quốc tế Đông Á 2019 PDF. In Email
Chủ nhật, 04 Tháng 8 2019 15:21

BÁO CÁO ĐỀ DẪN

ĐÔNG Á - MỘT THỰC THỂ VĂN HÓA

KHÔNG NGỪNG ĐƯỢC PHÁT HIỆN VÀ KIẾN TẠO

“Khu vực văn hóa đồng văn”,  “Khu vực văn hóa chữ Hán” (Hán tự văn hóa quyển) được hình thành từ sự tiếp thu, vay mượn chữ Hán của một số nước lân cận Trung Quốc thời cổ trung đại. Từ tiếp thu tư tưởng, văn tự, các vấn đề văn hóa khác, như thể chế, phong tục tập quán, tôn giáo, văn học, nghệ thuật... của Trung Quốc từng bước thâm nhập vào các vùng đất ngoài biên giới. Tuy mỗi dân tộc tiếp nhận văn hóa Trung Quốc theo cách khác nhau, trong tâm thế khác nhau, nhìn chung, do nhiều nguyên nhân lịch sử, các sản phẩm văn hóa Trung Quốc đã có cơ hội truyền bá đến nhiều quốc gia, tạo nên mối liên hệ, gắn kết đặc thù. Khu vực văn hóa đồng văn ra đời, đã góp phần hình thành hệ giá trị châu Á và nhân loại. Vai trò của văn hóa Đông Á với châu Á, có thể ví như vai trò của văn hóa Hy La đối với châu Âu.

“ Đông Á” là một khái niệm hiện đại, có thể định nghĩa theo những cách khác nhau, về địa lí và về văn hóa. Hai cách định nghĩa này thống nhất nhưng không trùng nhau. Về văn hóa, khái niệm này chỉ khu vực văn hóa đồng văn trước kia, bao gồm các quốc gia và vùng lãnh thổ: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, Singgapore và Đài Loan. Theo Nguyễn Nam, coi Đông Á là một thực thể (Đông Á châu) được đặt ra từ đầu thế kỷ XX bởi một mỹ thuật gia người Mỹ - E.F.Fenollosa (1853 - 1908). Từ 1930, giới chính trị Nhật Bản sử dụng với mục đích xác định tâm điểm của khu vực Hán hóa không còn là Trung Quốc mà là Nhật Bản, nhằm tạo đối trọng mới với châu Âu, phản biện thuyết “dĩ Âu vi trung”, đồng thời muốn khẳng định tầm ảnh hưởng của Nhật Bản trong khu vực. “Hai chữ Đông Á khi mới xuất hiện, ở một mức độ nào đó là nghĩa phái sinh của sự tưởng tượng quyền lực đế quốc. Cho đến thời kỳ đầu hậu chiến, ý nghĩa hai chữ “Đông Á” đều là do Nhật Bản quy định” (Trần Phương Minh, Đài Loan). Như vậy khái niệm Đông Á tuy vẫn chỉ khu vực văn hóa đồng văn - vùng văn hóa chữ Hán, văn hóa Nho giáo hay khu vực dùng đũa..., nhưng đã có tính chất mới, hàm chứa những ý nghĩa mới.

Khu vực văn hóa “đồng văn” thời cổ trung đại đã trở thành khu vực “dị văn” thời cận hiện đại. Sự “đứt gãy” lại là tạo tiền đề cho những thay đổi và cách mạng. Kinh tế, xã hội, tư tưởng đã tác động tới văn hóa, ngôn ngữ và ngược lại văn hóa, ngôn ngữ mới đã tác động đến tư duy và hình thành những hệ hình nghiên cứu mới. Vượt qua thời kỳ “tưởng tượng quyền lực” của một nước Nhật đế quốc nửa đầu thế kỷ XX, Đông Á không còn một trung tâm ngự trị, đã có những biến chuyển và những ngã rẽ mới. Đông Á được nghiên cứu như một chỉnh thể, vừa thống nhất vừa đa dạng. Các quan hệ nội vùng không chỉ là Trung Quốc hay Nhật Bản với các nước còn lại của Đông Á, mà mở ra phong phú và toàn diện hơn. Các quốc gia Đông Á, một mặt vẫn chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, mặt khác đã không ngừng tìm kiếm, phát huy nội lực của văn hóa bản địa và không ngừng giao lưu với những nền văn hóa khác trên thế giới.

Thời kỳ của toàn cầu hóa, “thế giới phẳng”, Đông Á lại tiếp tục đứng trước những thử thách mới. Dường như khi bước vào thời kì “dị văn”, nửa đầu thế kỷ XX, văn hóa phương Tây đã chứng tỏ sức ảnh hưởng của mình lên khu vực văn hóa Nho gia. Một Đông Á hiện đại hóa, ở nhiều phương diện,  được đồng nghĩa với “Tây hóa”. Tại Nhật Bản, quá trình này diễn ra sớm hơn, từ thời Minh Trị và để lại nhiều dấu ấn hơn, nhất là trong văn hóa vật chất. Ở Việt Nam, quá trình này diễn ra rõ rệt vào đầu thế kỉ XX. “Sự gặp gỡ  phương Tây là cuộc biến thiên lớn nhất trong lịch sử Việt Nam từ mấy mươi thế kỉ” (Hoài Thanh, Thi nhân Việt Nam). Nửa cuối thế kỷ XX, với những chính sách “xa Âu gần Á”, “tái Á hóa”, “ Á hóa châu Á” của các nước Nhật Bản, Singapore... là thức nhận của Đông Á về bản thân mình. Sự thịnh vượng của kinh tế Đông Á được cho là kết quả của văn hóa, giáo dục theo kiểu Á Đông. Ông Lý Quang Diệu khẳng định thành công của Singapore là kết quả của nền giáo dục theo tinh thần Khổng giáo.

Những biến chuyển của khu vực cho thấy Đông Á là một đối tượng luôn được “phát hiện” và không ngừng mở ra những định hướng nghiên cứu mới.

Việt Nam là một quốc gia Đông Nam Á sớm bước vào thế giới Đông Á, trở thành mắt xích quan trọng của khu vực Đông Á. Việc hội nhập Đông Á của Việt Nam không giống Hàn Quốc và Nhật Bản.  Quá trình văn hóa, văn học Việt Nam đến với phương Tây trong những năm đầu thế kỉ XX và đến với văn hóa Nga, văn hóa Mĩ trong những sau này, cũng rất đặc biệt. Do vậy, sự vận động của văn học Việt Nam cũng như việc định vị nền văn học Việt Nam trong bề rộng không gian và chiều sâu thời gian của thực thể Đông Á cần có thêm nhiều công trình nghiên cứu.

Được triển khai từ đầu năm 2019, Hội thảo đã nhận được hơn 120 tham luận của các nhà nghiên cứu, các giảng viên, giáo viên, nghiên cứu sinh, đến từ nhiều trung tâm nghiên cứu, nhiều cơ sở giáo dục đại học: Viện Văn học, Viện Ngôn ngữ, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Đại học Sư phạm Thái Nguyên, Đại học Đà Nẵng, Đại học Huế, Đại học Phú Yên, Đại học Khánh Hòa, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, các trường phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi cũng vui mừng nhận được tham luận của các học giả quốc tế từ Hoa Kỳ, Đức, Trung Quốc, Hàn Quốc..., việc trao đổi học thuật càng rộng mở, đa chiều và khách quan hơn. Các tham luận tập trung ở hai mảng chính:

1. Nghiên cứu văn học, văn hóa  Đông Á:

Mảng nghiên cứu này đã đạt tới cái nhìn xuyên suốt tiến trình lịch sử, từ những vấn đề của khu vực văn hóa đồng văn thời cổ trung đại đến những biến chuyển ở thời cận hiện đại. Nhiều tham luận đã bao quát tổng thể sự sinh thành và phát triển của những nền văn học trong vòng văn hóa chữ Hán. Việc vay mượn văn tự và đa số các thể loại văn chương cho thấy sự tỏa sáng của văn hóa Hán, đồng thời cũng nhận rõ nỗ lực tìm kiếm, xây dựng một nền văn hóa độc lập, bản địa của những nước trong khu vực. Nghiên cứu về văn học trung đại, nhất là văn học cận hiện đại chiếm số lượng đa số. Cận đại là thời kỳ Đông Á bước vào ngã rẽ, văn hóa Hán không còn giữ vai trò độc sáng, nhiều vấn đề mới được đặt ra, không hoàn toàn theo truyền thống “Sách thánh hiền xưa đã nhạt màu”. Các tham luận đã chú trọng nghiên cứu mối quan hệ rộng mở hơn, giữa văn học: Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc, Đài Loan... Những giao lưu tương tác thời cận hiện đại phong phú, đa sắc màu; góc quan sát của các nhà nghiên cứu cũng năng động và linh hoạt.

Giai đoạn hiện đại, hồn cốt của văn học khu vực Đông Á được làm nên từ sự phối màu, phối thanh của tất cả các nước trong khu vực. Văn học Đông Á được tiếp cận từ tư tưởng truyền thống: Nho, Phật, Lão đến những vấn đề tư tưởng mới của thế giới hiện đại: chủ nghĩa nữ quyền, phê bình sinh thái, triết học hiện sinh và từ những lí thuyết mới như liên văn bản, kí hiệu học, mĩ học tiếp nhận,v.v… Văn học tinh hoa và văn học đại chúng của các nền văn học đều được nhìn nhận và đánh giá trong những chiều kích mới. Cùng với các thể loại quen thuộc như tiểu thuyết, truyện ngắn, truyền kì, các thể loại văn học dân gian, thể loại truyện tranh cũng được quan tâm chú ý. Một số tham luận đi sâu vào lịc sử nghiên cứu một thể loại, hoặc một thời kì văn học cũng như một tác gia cụ thể. Có những tham luận tìm hiểu cái tôi cá nhân hay sự phản tư trong các tác phẩm văn học. Văn học dịch khiến cầu nối văn hóa Đông Á càng thêm gắn bó, mật thiết, cũng là mảng thu hút nghiên cứu của các học giả. Các tham luận cho thấy vào những năm cuối thế kỉ XX, nhất là trong những năm đầu của thế kỉ XXI, việc dịch, giới thiệu văn học Nhật Bản, văn học Triều Tiên, văn học Đài Loan vượt trội hẳn so với những giai đoạn trước. Nghiên cứu trường hợp chiếm ưu thế . Đặc biệt là đối với các tác giả, tác phẩm giá trị, các tác giả Đông Á và gốc Đông Á nhận giải Nobel văn học.

2. Giáo dục Ngữ văn

Thay đổi chương trình, Sách giáo khoa đang là vấn đề trọng tâm trong đổi mới giáo dục phổ thông ở Việt Nam hiện nay. Với vai trò của trường Đại học Sư phạm trọng điểm phía Nam, Hội thảo coi đây là một nội dung quan trọng, có ý nghĩa cấp thiết. Tham luận của các chuyên gia trong và ngoài nước, các giảng viên, giáo viên... đánh giá cao tư tưởng, định hướng, bước đột phá của giáo dục Việt Nam, từ giáo dục mang nặng tính từ chương, chương trình mang tính hàn lâm nặng về truyền thụ kiến thức, chuyển sang phát triển phẩm chất và năng lực; từ chương trình nặng về khép kín chuyển sang chương trình được thiết kế theo hướng mở, từ chương trình nặng về diễn giảng sang chương trình chú trọng sự kiến tạo, giao tiếp giữa thầy và trò; từ chương trình nặng về ứng thí, khoa cử chuyển sang chương trình thực học, thực nghiệp, học tập suốt đời.  Môn học Ngữ văn là môn học công cụ, sẽ chú trọng rèn luyện các kỹ năng: nghe, nói, đọc viết; Môn ngữ văn còn có những đặc trưng khác về thẩm mĩ và cảm xúc. Nhưng dạy văn không chỉ và không phải chỉ là giảng văn, bình văn... Những định hướng, tư tưởng, bước đột phá, đổi mới đó phải được thể hiện từ việc xây dựng chương trình ( bao gồm xây dựng mục tiêu, nội dung môn học, phương pháp đánh giá môn học) đến việc cụ thể hóa trong giáo trình, sách giáo khoa, kế hoạch lên lớp của từng cơ sở giáo dục và từng nhà giáo. Phần lớn các tham luận đều trên cơ sở đối sánh với các nền giáo dục tiên tiến trong khu vực Đông Á và trên thế giới, thấy được những học hỏi kinh nghiệm của Việt Nam, nhằm cập nhật, bắt kịp thế giới nhưng vẫn luôn trên cơ sở truyền thống, xuất phát từ truyền thống. Nếu như tham luận của các chuyên gia nước ngoài khẳng định sự thành công của Đông Á từ kết quả những mặt tích cực của giáo dục truyền thống, truyền thống không phải lực cản xu hướng hiện hiện đại hóa, thì đó cũng không có gì mâu thuẫn với tinh thần đổi mới của giáo dục Việt Nam hiện nay. Tiếng nói đa chiều của các chuyên gia trong và ngoài nước đã mang tới cho chúng ta một cái nhìn cân bằng hơn trong giáo dục nói chung, trong đó có giáo dục Ngữ văn. Cũng trong mảng đề tài này, còn có những phân tích, so sánh các tác phẩm của văn học Trung Quốc với văn học Việt nam, những tác phẩm đã được đưa vào chương trình ngữ văn phổ thông nhiều năm qua và những đề xuất trong lựa chọn nguồn ngữ liệu đưa vào chương trình giáo dục phổ thông mới.

Tham luận của các nhà khoa học, nhà giáo đã được Trường Đại học Sư phạm Tp Hồ Chí Minh chọn lựa, trân trọng công bố trên hai ấn phẩm: Tạp chí Khoa học số chuyên san bằng tiếng Anh và Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế dày gần 700 trang.

Không hẹn mà gặp, Hội thảo này của Trường ĐHSP TP HCM, một mặt là sự tiếp tục, mở rộng, đào sâu thêm các vấn đề của những Hội thảo của các đơn vị, cơ quan khác trước đây; mặt khác đặt ra thêm những vấn đề của văn hóa, văn học Đông Á và giảng dạy ngữ văn trong nhà trường. Qua Hội thảo này, chúng ta cũng thấy rõ những nỗ lực hiện đại hóa, quốc tế hóa trong nghiên cứu Đông Á, từ tư liệu, mục tiêu, nội dung, phương pháp nghiên cứu đến ngôn ngữ trình bày trong Hội thảo và được viết tại các bản tham luận.

Từ Hội thảo, chúng tôi cũng thể hiện sự mong mỏi được phối hợp với các đơn vị, các nhà khoa học trong và ngoài nước thực hiện những công trình mà chúng tôi cho rằng rất có ý nghĩa đối với nghiên cứu văn hóa, văn học Đông Á cũng như đối với văn hóa, văn học của các nước trong khu vực. Chẳng hạn, xây dựng Từ điển văn hóa, văn học Việt – Hàn, Từ điển văn hóa, văn học Việt – Nhật, v.v…

Chúng tôi coi thành công của một Hội thảo chính là có những trao đổi trên tinh thần khoa học và khách quan. Mặt khác, điều đó cũng cho thấy Đông Á là một thực thể văn hóa động, đa diện, luôn được phát hiện và kiến tạo. Đông Á sẽ tiếp tục được nghiên cứu, xác quyết đầy đủ hơn về bản sắc trong hành trình hội nhập thế giới.

Một lần nữa, Ban Tổ chức Hội thảo Quốc tế “Đông Á: Những vấn đề nghiên cứu và giáo dục Ngữ văn” xin cám ơn các nhà khoa học trong và ngoài trường, các nhà khoa học quốc tế đã nhiệt tình gửi bài và tham dự Hội thảo. Xin cám ơn Lãnh đạo Trường ĐHSP Tp HCM, các phòng, ban của trường đã tích cực giúp đỡ cho Hội thảo.

Xin trân trọng cám ơn các nhà khoa học, các nhà giáo và toàn thể quí vị!

PGS.TS Đinh Phan Cẩm Vân

 
Thông cáo báo chí Hội thảo khoa học “ĐÔNG Á: NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIÁO DỤC NGỮ VĂN” PDF. In Email
Thứ năm, 01 Tháng 8 2019 08:13

Thông cáo báo chí Hội thảo khoa học ĐÔNG Á: NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIÁO DỤC NGỮ VĂN(Eastern Asia: Issues on Literary Research and Education)

Trong thời đại toàn cầu hóa, không ai có thể phủ nhận những lợi ích trước mắt và lâu dài của hoạt động giao lưu, hợp tác trên mọi lĩnh vực, trong đó có giáo dục, nghiên cứu khoa học. Nhìn bạn bè để thấu suốt bản thân; vươn ra thế giới để gắn bó, trân quý hơn đất nước mình; trải nghiệm văn hóa nhân loại để càng thêm tự hào, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc,… đó chính là chủ trương và đường lối của nhiều quốc gia văn minh, tiến bộ trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Hội thảo Quốc tế “Đông Á: những vấn đề nghiên cứu và giáo dục Ngữ văn” được tiến hành cũng với mục đích và kì vọng như thế.

Hội thảo đã nhận được hơn 120 tham luận của các nhà nghiên cứu, các giảng viên, giáo viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh... ở trong nước và nhiều nước khác trên thế giới, đặc biệt là khu vực Đông Á. Đây có thể xem như là một nhịp cầu kết nối tâm huyết, trí tuệ của nhiều cá nhân, đơn vị cho vận hội mới của nền giáo dục nước nhà. Sự gặp gỡ, liên kết trong nỗ lực đổi mới, hiện đại, sánh vai với khu vực và quốc tế đã tạo được dư vang, sự cộng hưởng, sức lan tỏa lớn của Hội thảo.

Chủ đề của Hội thảo đã được tiếp cận, mô tả, phân tích và trao đổi theo nhiều góc độ. Về cơ bản, các báo cáo trong Hội thảo có thể chia làm hai nhóm chuyên đề sau:

1. Nghiên cứu Ngữ văn: Ngôn ngữ và văn học Đông Á trong tiến trình lịch sử; Ngôn ngữ và văn học Đông Á tại những điểm giao thoa; Bản sắc văn học Đông Á; Văn học Phật giáo trong khu vực Đông Á; Những nghiên cứu mới về văn học Việt Nam tại các nước Đông Á; Một số xu hướng nghiên cứu Ngữ văn ở Việt Nam và các nước Đông Á;…

2. Giáo dục Ngữ văn ở nhà trường: Dạy học Ngữ văn ở Việt Nam; Dạy học Ngữ văn ở các nước Đông Á và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam; Kinh nghiệm xây dựng chương trình và viết sách giáo khoa Ngữ văn ở Việt Nam và  các nước Đông Á; Kiểm tra đánh giá trong dạy học Ngữ văn ở Việt Nam và các nước Đông Á; Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên Ngữ văn ở Việt Nam và các nước Đông Á;…

Những điều cần suy nghĩ, trao đổi tiếp sau Hội thảo liên quan đến hoạt động nghiên cứu, giảng dạy ngôn ngữ, văn học Đông Á còn rất nhiều. Trong những hội thảo tới, chúng tôi mong nhận được nhiều bài viết hơn nữa về những vấn đề chưa được đề cập thấu đạt tại Hội thảo lần này.

Hội thảo khoa học “Đông Á: những vấn đề nghiên cứu và giáo dục Ngữ văn” là một hội thảo khoa học, hẳn không chỉ trang trọng, đông vui về phần “hội” mà còn hứa hẹn sôi nổi, thiết thực về phần “thảo”. Hội thảo sẽ diễn ra vào lúc 7 giờ 30, ngày 03 tháng 8 năm 2019, tại Hội trường B (dãy nhà B, lầu 5), 280 An Dương Vương, Phường 4, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.

Ban Tổ chức trân trọng đón tiếp các giáo sư chuyên ngành, các nhà nghiên cứu văn học, giảng viên, giáo viên Ngữ văn ở các trường đại học, cao đẳng, phổ thông, các nhà quản lí tại các cơ sở giáo dục đào tạo trong nước và quốc tế,… đến tham dự Hội thảo.

BAN TỔ CHỨC HỘI THẢO

 
THÔNG BÁO SỐ 1 Về việc Tổ chức hội thảo khoa học quốc tế “Đông Á: những vấn đề nghiên cứu và giáo dục Ngữ văn” PDF. In Email
Thứ tư, 08 Tháng 5 2019 15:43

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

Số:           /TB - ĐHSP

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 4 năm 2019

THÔNG BÁO SỐ 1

Về việc Tổ chức hội thảo khoa học quốc tế

“Đông Á: những vấn đề nghiên cứu và giáo dục Ngữ văn

Thực hiện kế hoạch khoa học công nghệ năm học 2018 - 2019, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Đông Á: những vấn đề nghiên cứu và giáo dục Ngữ văn” (Eastern Asia: Issues on Literary Research and Education).

  1. 1. Mục đích

-      Tạo diễn đàn cho các đại biểu trong nước và quốc tế chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và giáo dục Ngữ văn.

-      Góp phần đổi mới lĩnh vực nghiên cứu và giáo dục Ngữ văn ở trường phổ thông và đại học tại Việt Nam.

-      Giúp giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên của Trường nâng cao trình độ chuyên môn và từng bước hội nhập quốc tế. 

  1. 2. Các vấn đề viết bài

2.1. Nghiên cứu Ngữ văn

-      Ngôn ngữ và văn học Đông Á trong tiến trình lịch sử,

-      Ngôn ngữ và văn học Đông Á tại những điểm giao thoa,

-      Bản sắc văn học Đông Á,

-      Văn học Phật giáo trong khu vực Đông Á,

-      Những nghiên cứu mới về văn học Việt Nam tại các nước Đông Á,

-      Một số xu hướng nghiên cứu Ngữ văn ở Việt Nam và các nước Đông Á.

2.2. Giáo dục Ngữ văn ở nhà trường

-      Dạy học Ngữ văn ở Việt Nam; Dạy học Ngữ văn ở các nước Đông Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc) và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam,

-      Kinh nghiệm xây dựng chương trình và viết sách giáo khoa Ngữ Văn ở Việt Nam và  các nước Đông Á,

-      Kiểm tra đánh giá trong dạy học Ngữ văn ở Việt Nam và các nước Đông Á,

-      Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên Ngữ văn ở Việt Nam và các nước Đông Á.

  1. 3. Thành phần tham dự Hội thảo

-      Các nhà nghiên cứu, giảng viên, nghiên cứu sinh từ một số quốc gia, đặc biệt là trong khu vực Đông Á.

-      Các nhà nghiên cứu, giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học ngành Ngữ văn và Giáo dục học từ các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu trên cả nước; cán bộ quản lý giáo dục của sở giáo dục từ nhiều tỉnh thành.

-      Cán bộ nghiên cứu, giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên của Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

  1. 4. Thời gian và địa điểm

-      Thời gian: Thứ bảy, ngày 03 tháng 8 năm 2019.

-      Địa điểm: Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 280 An Dương Vương, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.

  1. 5. Công bố của Hội thảo

Các bài viết có chất lượng tốt sẽ được chọn báo cáo dưới hai hình thức: báo cáo miệng hoặc poster và có thể được xem xét đăng trên Tạp chí khoa học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh hoặc kỉ yếu hội thảo quốc tế có phản biện (có chỉ số ISBN và được tính trong điều kiện hướng dẫn nghiên cứu sinh theo Điều 11, Khoản 1 Thông tư số 08/2017/TT-BGDĐT ngày 04/4/2017 về Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ).

  1. 6. Quy cách và thời gian gửi bài tham dự Hội thảo

-  Bài tham dự Hội thảo sử dụng mã chữ Unicode, font chữ: Times New Roman, cỡ chữ 14. (Về quy cách chi tiết và các thông tin liên quan, xin truy cập website của Khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: w.w.w.khoanguvan.hcmup.edu.vn).

-  Thời hạn đăng kí và gởi tóm tắt: trước ngày 30 tháng 5 năm 2019 (tiếng Việt và tiếng Anh).

-  Thời hạn nộp báo cáo: trước ngày10 tháng 7 năm 2019 (tiếng Việt hoặc tiếng Anh).

  1. 7. Thông tin liên hệ

-  Email: Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.

-  Điện thoại: TS. Phan Thu Vân: 0908449917; TS. Phạm Thị Thuỳ Trang: 0989449446; ThS. Nguyễn Hồng Anh: 0907789025.

Ban Tổ chức trân trọng kính mời các giáo sư chuyên ngành, các nhà nghiên cứu văn học, văn hóa giáo dục, giảng viên, giáo viên Ngữ văn ở các trường đại học, cao đẳng và các trường THCS, THPT; các nhà nghiên cứu, phê bình Văn học, các nhà văn, các nhà quản lý giáo dục, chuyên viên môn Ngữ văn tại các cơ sở giáo dục đào tạo ở trung ương và địa phương viết bài, tham dự Hội thảo.

Nơi nhận:
- Các đơn vị liên quan;

- Website Trường;

- Website Khoa Ngữ văn;

- Lưu: TC-HC, KHCN&MT-TCKH.

KT. HIỆU TRƯỞNG

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

Huỳnh Văn Sơn

 

 
THÔNG BÁO SỐ 1 VỀ VIỆC TỔ CHỨC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ "KHU VỰC ĐÔNG Á - NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ DẠY HỌC NGỮ VĂN" PDF. In Email
Thứ sáu, 17 Tháng 8 2018 09:04

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

KHOA NGỮ VĂN – KHOA TIẾNG HÀN QUỐC

 

THÔNG BÁO SỐ 1

VỀ VIỆC TỔ CHỨC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ

 

KHU VỰC ĐÔNG Á - NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

VÀ DẠY HỌC NGỮ VĂN

 

Các nước trong khu vực Đông Á đều có những thành tựu về nghiên cứu và dạy học Ngữ văn. Việt Nam đang bước vào giai đoạn đổi mới dạy học ở các cấp, việc tiếp thu kinh nghiệm quốc tế là rất cần thiết, đặc biệt là các nước trong khu vực Đông Á có nhiều nét văn hoá tương cận.

1. MỤC TIÊU

Thấy được những điểm phù hợp, từ kinh nghiệm quốc tế trong dạy học và nghiên cứu Ngữ văn có thể ứng dụng ở Việt Nam. Góp phần xác định cụ thể những vấn đề cần đổi mới trong dạy học và nghiên cứu Ngữ văn hiện nay. Nâng tầm nghiên cứu, từng bước hoà nhập quốc tế cho giảng viên.

2. THÀNH PHẦN THAM GIA

Các nhà nghiên cứu, các giảng viên, giáo viên, nghiên cứu sinh, trong và ngoài nước.

3. ĐƠN VỊ ĐĂNG CAI TỔ CHỨC

Khoa Ngữ Văn và Khoa tiếng Hàn Quốc trường Đại học Sư phạm Tp Hồ Chí Minh

4. NỘI DUNG

a. Nghiên cứu Ngữ văn

- Tính “khu vực” của ngôn ngữ, văn học Đông Á trong tiến trình lịch sử

- Nghiên cứu ngôn ngữ, văn học Đông Á tại những điểm giao thoa

- Bản sắc văn học Đông Á

- Văn học Phật giáo trong khu vực Đông Á

- Những nghiên cứu mới về văn học Việt Nam tại các nước: Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản

b. Dạy học Ngữ văn

- Giới thiệu việc dạy và học Ngữ văn ở các nước khu vực Đông Á (Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản) và những bài học kinh nghiệm đối với việc dạy học Ngữ văn ở Việt Nam theo hướng phát triển năng lực.

- Tìm hiểu kinh nghiệm xây dựng chương trình và viết sách giáo khoa Ngữ Văn của các nước Đông Á

- Phân tích chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn các nước Đông Á và bài học kinh nghiệm với Việt Nam

- Giới thiệu về kiểm tra đánh giá trong dạy học Ngữ văn ở các nước Đông Á và kinh nghiệm với Việt Nam

- Giới thiệu về đào tạo bồi dưỡng giáo viên Ngữ văn ở các nước Đông Á và kinh nghiệm với Việt Nam

5. NGÔN NGỮ SỬ DỤNG TRONG HỘI THẢO: Anh, Việt, Hàn

6. THỜI GIAN THỰC HIỆN:

-  Thời hạn đăng kí và gởi tóm tắt: Ngày 30 tháng 10 năm 2018 (xin gửi qua email, viết bằng tiếng Việt và tiếng Anh)

- Thời hạn nộp báo cáo: 30 tháng 12 năm 2018 (xin gửi qua email)

- Thời gian hội thảo: 01 ngày, 4/2019

Những bài viết có chất lượng tốt sẽ đăng tải trên Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Tp Hồ Chí Minh (số tháng 3/2019)

7. QUY CÁCH VĂN BẢN:

Sử dụng mã chữ Unicode, font: Times New Roman, cỡ chữ 14, cách dòng đơn, chừa lề tự động, dài không quá 15 trang. Tài liệu trích dẫn hoặc nguồn lưu trữ đặt ở cuối bài viết.

8. ĐỊA CHỈ GỬI BÀI:

- E mail: Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.

- Điện thoại: Nguyễn Hồng Anh: 0907789025; Phạm Thị Thuỳ Trang: 0989449446

Tp Hồ Chí Minh, ngày 2 tháng 8 năm 2018

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

1. Khoa Ngữ Văn                                                                         2. Khoa Tiếng Hàn Quốc

 

PGS. TS Đinh Phan Cẩm Vân                                                       TS. Trần Nguyễn Nguyên Hân

 

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION
DEPARTMENT OF VIETNAMESE LINGUISTICS AND LITERATURE - DEPARTMENT OF KOREAN STUDIES

Ho Chi Minh City, April 21st, 2018

FIRST CALL FOR PAPERS
THE INTERNATIONAL CONFERENCE ON LINGUISTICS AND LITERATURE RESEARCH AND TEACHING IN EAST ASIA

Each of the East Asian nations has their own accomplishment in terms of the linguistics and literature research and teaching (LLRT). In its initial steps on the road to innovate teaching practices in schools, it is fundamental for Vietnam to acknowledge and learn from the experience of these countries due to the relative cultural similitude or closeness between them.

1. Aims

- To look for appropriate implications from other countries’ education systems on LLRT applicable to Vietnam’s context;

- To identify specific issues in need of innovation within the current context of Vietnam’s LLRT;

- To improve and encourage academic collaborations between local faculties and research bodies from outside Vietnam.

2. Participants

Local and international researchers, faculty members, teachers, and post-graduate students of related fields of study.

3. Hosts

The Department of Vietnamese Linguistics and Literature and the Department of Korean Studies of the HCMC University of Education.

4. Topics

4.1. Linguistics and literature research

- The regionality of East Asian languages and literatures throughout the history;

- The research of East Asian languages and literatures at their interfaces;

- The identity of East Asian literature;

- Buddhist literature within the East Asian context;

- Recent studies on Vietnamese literature in Korea, China, and Japan.

4.2. Linguistics and literature teaching

- The linguistics and literature teaching and learning practices in East Asia (Korea, China, Japan) and their implications applicable to Vietnam’s competency-based approach to school education;

- The hands-on experience in linguistics and literature curriculum development and textbook composing from East Asian countries;

- The analysis of East Asian countries’ linguistics and literature curricula and textbooks and its implications for Vietnam;

- The assessment of linguistics and literature teaching in East Asian countries and its implications for Vietnam;

- The training of linguistics and literature teachers in East Asian countries and its implications for Vietnam.

5. Working languages

English, Vietnamese, Korean

6. Tentative timeline

- Registration and abstract submission deadline: October 30th, 2018

- Full paper submission deadline: December 30th, 2018

- Conference date: April 1st, 2019

7. E-mail address for paper submission:

Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.

Papers of high quality submitted to the conference will be peer-reviewed and published in the March 2018 English issue of the HCMC University of Education’s Journal of Science.

Department of Vietnamese Linguistics and Literature

 

Department of Korean Studies

Assoc. Prof. Dr. Đinh Phan Cẩm Vân

Dr. Trần Nguyễn Nguyên Hân

 
THÔNG BÁO SỐ 1 VỀ VIỆC TỔ CHỨC HỘI THẢO KHOA HỌC “Lê Trí Viễn – một đời với nghề, một đời với văn” (Kỷ niệm 100 năm ngày sinh GSNGND Lê Trí Viễn) PDF. In Email
Thứ sáu, 17 Tháng 8 2018 08:34
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM

Số:            /TB - ĐHSP

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

TP. Hồ Chí Minh, ngày       tháng 8 năm 2018

THÔNG BÁO SỐ 1

VỀ VIỆC TỔ CHỨC HỘI THẢO KHOA HỌC

“Lê Trí Viễn – một đời với nghề, một đời với văn”

(Kỷ niệm 100 năm ngày sinh GSNGND Lê Trí Viễn)

Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân (NGDN) Lê Trí Viễn là nhà sư phạm, nhà nghiên cứu Ngữ văn hàng đầu, đã có hơn nửa thế kỉ trực tiếp giảng dạy các bậc học, chủ yếu là bậc đại học, là tác giả của hơn 40 công trình nghiên cứu văn học giá trị, được nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2012. Giáo sư Lê Trí Viễn cũng là Hiệu trưởng sáng lập Trường Trung học cơ sở - Trung học phổ thông Nguyễn Khuyễn, một ngôi trường nổi tiếng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Giáo sư cũng đóng góp cho văn đàn những vần thơ sâu sắc, thấm thía, chắt lọc từ “một đời với người, một đời với văn”.

Nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Giáo sư Lê Trí Viễn (10/3/1919 –10/3/2019), Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học

“Lê Trí Viễn – một đời với nghề, một đời với văn”

(Kỷ niệm 100 năm ngày sinh GSNGND Lê Trí Viễn)

Mục tiêu Hội thảo

-  Tôn vinh những đóng góp quan trọng của Giáo sư NGND Lê Trí Viễn trên các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, nghiên cứu phê bình và sáng tác văn học;

-  Tạo diễn đàn học thuật để các nhà nghiên cứu phê bình văn học, các chuyên gia giáo dục, giảng viên và giáo viên phổ thông môn Ngữ văn trao đổi về những điểm đột phá, những nội dung khả thủ trong quan điểm và thực hành nghiên cứu, phê bình văn học; quan điểm và thực hành dạy học Ngữ Văn; quan điểm đào tạo giáo viên Ngữ văn, đào tạo các nhà nghiên cứu Ngữ văn của Giáo sư Lê Trí Viễn như là người đại diện cho một thế hệ các nhà giáo dục, các nhà nghiên cứu, phê bình văn học đầu ngành ở Việt Nam. Từ đó, nhận thức sâu sắc hơn, rút ra những bài học, kinh nghiệm về những đóng góp của GS Lê Trí Viễn đối với việc nghiên cứu, giảng dạy đào tạo giáo viên, giảng viên ngành Ngữ văn trong bối cảnh mới.

-  Tạo diễn đàn trao đổi, tọa đàm, về quan điểm, kinh nghiệm xây dựng và phát triển hệ thống trường dân lập ở phổ thông.

1. Nội dung Hội thảo

-  Lê Trí Viễn – những thành tựu, đóng góp nổi bật trong nghiên cứu, phê bình, giảng dạy và sáng tác văn học (từ điểm nhìn 2018);

-  Lê Trí Viễn – những điều tâm đắc trong đào tạo giáo viên, giảng viên nghiên cứu viên chuyên ngành Ngữ văn và các chuyên ngành đào tạo hữu quan (từ điểm nhìn 2018);

-  Lê Trí Viễn – những tâm đắc và ưu tư trong việc xây dựng phát triển hệ thống trường phổ thông ngoài công lập (trường hợp Trường THCS-THPT Nguyễn Khuyến, TP Hồ Chí Minh);

-  Lê Trí Viễn – người thầy lớn thuộc “thế hệ vàng” – trong tâm trí học sinh, sinh viên Ngữ văn.

2. Thành phần tham dự Hội thảo

-  Đại diện Bộ Giáo dục & Đào tạo, Hội Nhà văn Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, Hội Nhà văn Tp Hồ Chí Minh, Hội Nghiên cứu và giảng dạy văn học Tp Hồ Chí Minh, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội;

-  Đại diện các trường đại học và các cơ quan hữu quan khác;

-              Các giảng viên, giáo viên Ngữ văn ở các trường đại học, cao đẳng và các trường THCS, THPT; các nhà văn, nhà nghiên cứu, phê bình Văn học, các nhà quản lý giáo dục, chuyên viên môn Ngữ văn tại các cơ sở giáo dục đào tạo ở trung ương và địa phương, các cơ sở đào tạo giáo viên phổ thông.

-  Các cựu nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên, học sinh của Giáo sư NGND Lê Trí Viễn.

3. Thời gian và địa điểm tổ chức Hội thảo

-  Thời gian hội thảo: 01 ngày 09/03/2019

-  Địa điểm tổ chức: Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, 280 An Dương Vương, Q5, TP HCM

4. Tổ chức thực hiện

-  Đơn vị chủ trì: Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh

-  Đơn vị phối hợp tổ chức: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Trung học cơ sở - Trung học phổ thông Nguyễn Khuyến (Tp Hồ Chí Minh), Hội nhà văn Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, Hội Nghiên cứu và Giảng dạy Văn học TP. Hồ Chí Minh, Ban Liên lạc Cựu Học sinh Sinh viên, Gia đình Giáo sư NGND Lê Trí Viễn.

5. Thời gian và quy cách gửi bài tham dự Hội thảo

-  Thời hạn đăng kí và gởi tóm tắt: Ngày 30 tháng 09 năm 2018

-  Thời hạn nộp báo cáo: 15 tháng 12 năm 2018

-         Sử dụng mã chữ Unicode, font: Times New Roman, cỡ chữ 14, cách dòng đơn,

chừa lề tự động, dài không quá 15 trang. Tài liệu trích dẫn hoặc nguồn lưu trữ đặt ở cuối bài viết.

6. Thông tin liên hệ

-  Email: Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.

-  Điện thoại:; Nguyễn Thành Thi: 0918281632; Đinh Phan Cẩm Vân: 01688997785; Bùi Thanh Truyền: 0914351213; Bùi Mạnh Nhị: 0903636054; Trần Quốc Toàn: 0913637660–.

Ban Tổ chức trân trọng kính mời các giáo sư chuyên ngành, các nhà nghiên cứu văn học, văn hóa giáo dục, giảng viên, giáo viên Ngữ văn ở các trường đại học, cao đẳng và các trường THCS, THPT; các nhà nghiên cứu, phê bình Văn học, các nhà văn, các nhà quản lý giáo dục, chuyên viên môn Ngữ văn tại các cơ sở giáo dục đào tạo ở trung ương và địa phương; các cựu NCS, học viên cao học, sinh viên, học sinh của Giáo sư NGND Lê Trí Viễn viết bài, tham dự Hội thảo

 

Nơi nhận
- Như trên;

- Website Trường ĐHSP TP HCM

-Website Khoa Ngữ văn

- Lưu: TC-HC, KHCN&MT-TCKH.

HIỆU TRƯỞNG

TS. Nguyễn Thị Minh Hồng

 
«Bắt đầuLùi12Tiếp theoCuối»

Trang 1 trong tổng số 2

THÔNG TIN HOẠT ĐỘNG

THẦY GIÁO BÙI MẠNH NHỊ: "RÓT CHO ĐẦY VĨNH CỬU/ UỐNG CHO CẠN THOÁNG QUA" (TRẦN QUỐC TOÀN)

THẦY GIÁO BÙI MẠNH NHỊ: “RÓT CHO ĐẦY VĨNH CỬU/UỐNG CHO CẠN THOÁNG QUA” Trần Quốc Toàn Phó giáo sư - Tiến sĩ khoa học Bùi Mạnh Nhị từng có trang giáo...

Thông báo về việc hỗ trợ khai thác nguồn học liệu trực tuyến trong thời gian giãn cách

THÔNG BÁO V/V HỖ TRỢ KHAI THÁC NGUỒN HỌC LIỆU TRỰC TUYẾN TRONG THỜI GIAN GIÃN CÁCH   Nhằm hỗ trợ Quý Thầy/Cô, các Anh/Chị sinh viên, học viên, nghiên cứu...
 

Học vụ

Thông báo V/v Thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm

THÔNG BÁO V/V THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TIỀN ĐÓNG HỌC PHÍ, CHI PHÍ SINH HOẠT ĐỐI VỚI SINH VIÊN SƯ PHẠM (ÁP DỤNG TỪ KHOÁ TUYỂN SINH NĂM HỌC 2021 - 2022,...

Thông báo V/v Thực hiện chính sách miễn, giảm học phí cho sinh viên hệ chính quy Năm học 2021-2022

THÔNG BÁO V/V THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ CHO SINH VIÊN HỆ CHÍNH QUY NĂM HỌC 2021 - 2022     ...
 

Đoàn TN - Hội SV

THÔNG BÁO VỀ HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CỦA SINH VIÊN KHOA NGỮ VĂN TRƯỜNG ĐHSP TP. HCM NĂM HỌC 2008 - 2009

1/ Mục đích ý nghĩa: Trường ĐHSP là trường có nhiệm vụ hướng nghiệp dạy nghề rất rõ ràng. Đồng thời với việc được trang bị kiến thức về khoa...

 BÀI MỚI NHẤT