French (Fr)简体中文English (United Kingdom)

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG SƯ PHẠM
  
Trang chủ Tin tức-Sự kiện
Làm thế nào để xây dựng hệ thống giáo dục đẳng cấp thế giới PDF. In Email
Thứ ba, 16 Tháng 8 2016 11:37

Hỗ trợ giáo dục mầm non; thay đổi chương trình đào tạo và giảng dạy của giáo viên; đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp là ba trong số những điểm quan trọng để xây dựng hệ thống giáo dục đẳng cấp thế giới.

Trang NPR ngày 9/8 đăng tin về những phát hiện với tên gọi “Không có thời gian để mất: Làm thế nào để xây dựng một hệ thống giáo dục đẳng cấp thế giới cho từng bang” của nhóm nghiên cứu thuộc các Viện lập pháp tiểu bang Mỹ (NCSL). Kết quả này thu được sau những nghiên cứu về hệ thống giáo dục hàng đầu trên thế giới, bao gồm các trường ở Phần Lan, Hong Kong, Nhật Bản, Ontario, Ba Lan, Thượng Hải, Singapore và Đài Loan.

Báo cáo ghi lại đầy đủ nội dung quan trọng, dưới đây là ba điểm lớn nhất.

lam-the-nao-de-xay-dung-he-thong-giao-duc-dang-cap-the-gioi

Hỗ trợ giáo dục mầm non, thay đổi chương trình đào tạo và giảng dạy của giáo viên, đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp là ba trong số những điểm quan trọng để xây dựng một hệ thống giáo dục đẳng cấp thế giới. Ảnh: NPR

1. Hỗ trợ nhiều hơn cho học sinh nhỏ tuổi nhất

Tại Mỹ, nghèo đói là lực cản rất lớn với học sinh nhỏ tuổi nhất. Có quá nhiều trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo thiếu kỹ năng nhận thức và xã hội. Nghiên cứu cho thấy giáo dục mầm non khi thực hiện tốt có thể tác động sâu sắc đến đời sống của trẻ. Nhưng ở Mỹ, hệ thống giáo dục mẫu giáo lại thường kém chất lượng. Roy Takumi, đại diện bang Hawaii, thành viên đảng Dân chủ và thuộc nhóm nghiên cứu của NCSL, mô tả hệ thống giáo dục mầm non của Mỹ “không tương xứng một cách đáng buồn”.

Ông Takumi cho biết, tất cả nền giáo dục hàng đầu đều đầu tư vào giáo dục mầm non. Ví dụ, Ontario miễn phí học mẫu giáo, có các lớp mẫu giáo cả ngày không chỉ dành cho trẻ 5 tuổi mà còn cho cả trẻ 4 tuổi.

Sự khác biệt tiếp theo là khi học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở Mỹ vào lớp 1, những em này thường vào trường nghèo với giáo viên có trình độ thấp. Theo báo cáo, điều này không diễn ra ở các nước có hệ thống giáo dục hàng đầu. Cung cấp nguồn lực bổ sung cho các trường có học sinh hoàn cảnh khó khăn là một ưu tiên. Các trường này thường có nhiều giáo viên hơn và những giáo viên tốt nhất sẽ được giao nhiệm vụ trong những trường, những lớp thử thách nhất.

Xem chi tiết tại Nguồn thông tin: http://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/lam-the-nao-de-xay-dung-he-thong-giao-duc-dang-cap-the-gioi-3452694.html

 
Đổi mới đào tạo Giáo viên - Cần chất hơn lượng PDF. In Email
Thứ năm, 11 Tháng 8 2016 02:32

Do trình độ, năng lực thực tiễn của giáo viên Việt Nam đang ở chuẩn thấp, yếu về kỹ năng sư phạm nên nhiều người rất ngại thay đổi, làm mới bản thân. Làm thế nào để hơn 1 triệu giáo viên thích ứng với yêu cầu cải cách, đổi mới giáo dục toàn diện?


Bảo thủ và ngại đổi mới

Tại sao có những tiết học gây ấn tượng sâu sắc, học sinh càng học càng thấy hứng thú nhưng ngược lại còn nhiều tiết học, môn học đã khiến các em ngán ngẩm, chán học? Ngoài chất lượng giáo viên không đồng đều, năng lực chuyên môn yếu, thiếu kỹ năng sư phạm vì “đào tạo bị lỗi” thì tâm lý ngại đổi mới, kể cả bảo thủ, chiếm khá cao. Không chỉ lên lớp thụ động, truyền thụ kiến thức một chiều, họ còn bị học sinh ví von như “rô bốt”, thợ dạy chữ. Mặc dù được khuyến khích, trao quyền làm mới tiết học, mở rộng kiến thức và coi học sinh là trung tâm, nhưng chưa nhiều thầy cô nhiệt tình thay đổi, dấn thân vào guồng máy đổi mới giáo dục. Một hiệu trưởng trường THPT bộc bạch về sức ì khó lay chuyển: “Đổi mới giáo dục phải bắt đầu từ người thầy nhưng nhiều giáo viên đứng tuổi, có thâm niên trong nghề rất ngại đổi mới, ngại đi tập huấn, bồi dưỡng về đổi mới phương pháp dạy học, áp dụng công nghệ dạy học mới. Hơn nữa, nhiều giáo viên có tư tưởng bảo thủ, muốn giảng dạy theo phương pháp cũ, sách cũ để khỏi phải đầu tư làm lại hoặc làm mới tác phong của mình...”.

Lý giải về lực cản chung đang án ngữ hành trình đổi mới giáo dục, Thứ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) Nguyễn Vinh Hiển nói rằng: “Bộ GD-ĐT đã cho phép các trường, giáo viên chủ động đổi mới cách dạy và học, giảm tải nội dung chương trình. Giáo viên có thể chọn lọc nội dung thành các chủ đề tích hợp, kết hợp kiến thức liên môn nhằm giúp người học tiếp thu kiến thức có hệ thống, giảm bớt gánh nặng chương trình. Thế nhưng, nhiều giáo viên vẫn coi sách giáo khoa là pháp lệnh, áp dụng máy móc và truyền tải kiến thức xơ cứng khiến học trò chán học, không thích đến trường”. Không chịu sáng tạo, đổi mới, nhiều giáo viên còn viện lý do chương trình quá nặng, trên lớp không đủ thời gian chuyển tải nên phải dạy thêm học sinh mới hiểu.

Xem chi tiết tại Nguồn thông tin: http://sggp.org.vn/giaoduc/gdhn/2016/8/429907/

 
Dạy học sinh biết sống có trách nhiệm PDF. In Email
Thứ tư, 10 Tháng 8 2016 08:22

Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị tổng kết năm học 2015 - 2016 và triển khai nhiệm vụ năm học mới 2016 - 2017 do Bộ GD - ĐT tổ chức hôm qua (5/8).

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng cần dạy cho học sinh (HS) biết yêu lịch sử, truyền thống dựng nước và bảo vệ đất nước của cha ông, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.

Biết kính trên, nhường dưới, tôn trọng người già, biết sống có trách nhiệm trong tập thể, trong xã hội. "Bây giờ nhiều HS không thuộc, không nhớ chút nào về lịch sử dân tộc. Chúng ta phải tìm nguyên nhân, có giải pháp tốt hơn đối với môn lịch sử", Thủ tướng nói.

Xem chi tiết tại Nguồn thông tin: http://thanhnien.vn/giao-duc/day-hoc-sinh-biet-song-co-trach-nhiem-730839.html

 
"Đầu năm học mới sẽ khắc phục ngay thông tư 30" PDF. In Email
Thứ tư, 10 Tháng 8 2016 08:14

“Nội dung thông tư 30, đánh giá học sinh tiểu học để học sinh tự hoàn thiện mình chứ không phải đánh giá để lấy điểm là đúng. Nhưng lộ trình, hướng đi, sự chuẩn bị... cần phải xem xét".

Phát biểu tại Trường TH Nguyễn Bỉnh Khiêm (Q.1, TP.HCM) ngày 6-6, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết như trên. Ông cho biết bộ đang chỉ đạo rà soát, đánh giá một cách rất nghiêm túc thông tư 30.

“Giáo viên bị những áp lực như vậy sao mà vui, mà hồn nhiên được, dẫn đến quát mắng học trò. Tôi cho rằng chủ trương, phương thức thông tư 30 thì tốt nhưng vận dụng không khéo, lại vội vàng

Bộ trưởng 
Phùng Xuân Nhạ

Xem chi tiết tại Nguồn thông tin: http://tuoitre.vn/tin/giao-duc/20160607/dau-nam-hoc-moi-se-khac-phuc-ngay-thong-tu-30/1114102.html

 
5 kỹ năng cần thiết khi sinh viên tốt nghiệp đi làm PDF. In Email
Thứ tư, 10 Tháng 8 2016 07:54
Thị trường lao động đang biến đổi nhanh chóng. Bởi vậy mỗi sinh viên cần trang bị các kỹ năng nền tảng để khởi đầu một sự nghiệp vững chắc và thành công.

“Sự kết nối toàn cầu, các thiết bị thông minh và phương thức truyền thông mới là một số yếu tố giúp chúng ta định hình lại cách làm việc và dự đoán những kỹ năng cần thiết trong tương lai. Những kỹ năng nào sẽ được đánh giá cao trong tương lai? Câu trả lời gồm khả năng ngôn ngữ vì kinh doanh đang đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối và toàn cầu hóa. Thêm nữa, khả năng lý luận và hiểu biết về khoa học công nghệ cũng sẽ được đánh giá cao. Vì dù máy tính có thể giải quyết công việc chính xác với các con số, việc phân tích sâu các thông tin đòi hỏi một trình độ tư duy cao cấp hơn", ông Phillip Allen, Giám đốc Thông tin thị trường và Phát triển sản phẩm UTS:INSEARCH, chia sẻ.

Lực lượng lao động đang thay đổi mạnh mẽ và các công việc cần tuyển dụng cũng vậy. Các công việc hôm nay có thể bị đào thải vào ngày mai. Tổ chức Phát triển Kinh tế Australia (CEDA) dự đoán, sự phát triển của công nghệ kỹ thuật có thể xóa sổ hàng triệu công việc trong 15 năm tới. Tổng giám đốc điều hành của CEDA, giáo sư Stephen Martin dự đoán sẽ có đến 40% công việc tại Australia không còn tồn tại. Tuy nhiên, dự đoán này không chỉ áp dụng cho thị trường Australia mà còn là xu hướng toàn cầu.

Các công việc mới sẽ xuất hiện và tiếp tục thay đổi. Những việc làm trong tương lai đòi hỏi kỹ năng làm việc mới. Dưới đây là 5 kỹ năng nhân viên mới cần có để thành công trong công việc của tương lai, do Học viện Nghiên cứu của Đại học Phoenix (IFTF) đề xuất.

Xem chi tiết tại Nguồn thông tin: http://www.baomoi.com/5-ky-nang-can-thiet-khi-sinh-vien-tot-nghiep-di-lam/c/20039665.epi?utm_source=iapp&utm_medium=zalochat&utm_campaign=share

 
«Bắt đầuLùi111213141516Tiếp theoCuối»

Trang 15 trong tổng số 16


 Truy Cập 

 Giáo dục và Thời đại 

 Giáo dục Việt Nam 

 Giáo dục TP.HCM 

 Trường học kết nối 

 PISA - OECD