Vietnamese-VNFrench (Fr)简体中文English (United Kingdom)

Khoa Anh
  

profile

giaotrinh
nghiencuukhoahoc

WebLinks

No weblink
Trang Chủ Thông Báo Tin Đào Tạo
Tin Đào Tạo
Singapore: Những thần đồng công nghệ PDF. In Email
Thứ ba, 01 Tháng 6 2010 04:18
singaporeTừ việc tạo ra những ứng dụng cho điện thoại iPhone đến những chuyện nghiêm túc như quản lý máy chủ, một nhóm nhỏ các thiếu niên Singapore đang dấn thân vào thị trường công nghệ đầy tiềm năng này.
Kể từ lúc Lim Ding Wen, 10 tuổi, nổi tiếng vào năm ngoái là người phát triển ứng dụng iPhone trẻ nhất thế giới, thêm ba thiếu niên nữa đã xuất hiện như những thần đồng công nghệ đầy hứa hẹn. Còn Ryan Lee - 13 tuổi, sau khi bỏ ra một năm tự học lập trình game, đã sáng tạo ra 33 trò chơi trực tuyến. Hay Xavier Lur (16 tuổi) và Zhou Tong (15 tuổi) lại phát huy tài năng trong lĩnh vực quản lý máy chủ và phần mềm nguồn mở.

 
Điểm chung của các thần đồng
Tất cả đều bắt đầu sử dụng máy tính từ lúc còn rất nhỏ. Mới lên 2, Ding Wen đã biết khởi động máy tính và sử dụng chuột chạy chương trình. Bố em cho biết khi lên 7, Ding Wen đã học được 9 ngôn ngữ lập trình. Tương tự, Ryan khi lên 2 biết chơi trò chơi trên máy tính, vào lớp mầm biết vẽ bằng phần mềm hoạt hình và lên lớp lá đã biết ứng dụng hoạt hình Adobe Flash.
Tuy nỗ lực của các thần đồng này không biến thành tiền bạc nhưng thành quả của họ đã khiến cộng đồng internet chú ý. Ứng dụng iPhone đầu tiên của Ding Wen là trò chơi vẽ hình cho trẻ em với tên gọi Doodle Kids đã có 680.000 lượt tải về. Gần đây khi chuyển đổi ứng dụng này cho sản phẩm mới đang ăn khách của hãng Apple là thiết bị cầm tay iPad, trò chơi Doodle Kids được xếp hạng 28 trong top 100 ứng dụng được tải về nhiều nhất. Trò chơi thứ hai Ding Wen viết cho iPhone là Invader War, đã thu hút khoảng 3.000 lượt tải về. Cho tới nay, Ding Wen đã sáng tạo hơn 20 ứng dụng, chủ yếu cho máy iPhone, điện thoại dùng hệ điều hành Android và máy tính. Thật đáng nể đối với một cậu bé đang học lớp 4. Ding Wen cho biết: “Viết xong trò chơi và thấy nó chạy tốt, tôi vui lắm”.
Tùy theo độ phức tạp, Ding Wen có thể hoàn tất một ứng dụng trong vòng một ngày hay trong một năm. Còn Xavier và Zhou Tong sau khi lập ra hệ thống mạng blog TechXav đã thu hút rất nhiều thành viên với lượng truy cập trung bình 100.000 lượt/ tháng.
 
Bí quyết nuôi thần đồng
Ông Lee, bố của Ryan chia sẻ: “Có quá nhiều trẻ em ngày nay chỉ biết hưởng thụ. Trong trường hợp con tôi, tôi tạo cho cháu ý thức tham gia vào quá trình sáng tạo và sản xuất”. Ông cũng cho biết ông đã khuyên con trai bớt thời gian chơi game l¡i. Hiện nay, các trường học Singapore cũng góp phần hình thành ý thức về CNTT cho trẻ em. Nhiều dự án giáo dục của nước này đã tích hợp công nghệ thông tin - viễn thông hiện đại nhất vào các hoạt động dạy - học. Cục Phát triển Truyền thông Singapore cũng cấp hàng loạt tài trợ để phát triển trò chơi máy tính. Dự án tài trợ mới nhất là hơn 10 triệu USD trong vòng ba năm để phát triển các trò chơi thế hệ mới.
Ông Lim, bố của Ding Wen nói ông nhận ra khoảng cách thay đổi rất lớn trong cách nhìn nhận về trò chơi máy tính trong mấy thập niên qua. Ông cho biết: “Khi tôi còn nhỏ, chơi game là trò dành cho trẻ em hư hỏng. Bây giờ, game lại là công cụ hữu dụng. Giống như đọc sách vậy, vấn đề là chơi game gì. Chơi game tốt thì trẻ sẽ tốt”.
 
Bệ phóng gia đình
Năm trước, khi Ding Wen bộc lộ nhiều triển vọng về tài năng lập trình, bố em đã quyết định nghỉ việc để ở nhà giúp con thực hiện ước mơ trở thành chuyên gia phần mềm. Tháng trước, ông Lim đã lập ra website Virtual GS để công bố những phần mềm của hai bố con sáng tạo ra. Cả hai tập trung vào các ứng dụng cho ĐTDĐ, chủ yếu là trò chơi trên nền tảng trò Java.
Ông Lim vốn là kỹ sư trưởng của một công ty internet. Bây giờ, thu nhập của ông chỉ bằng một phần nhỏ so với lúc còn đi làm, nhưng ông tin vào triển vọng của cậu con trai 10 tuổi. Ông cho biết, thu nhập hiện nay từ website Virtual GS là hơn 1.000 USD/ tháng, đủ trang trải cho các chi tiêu cơ bản của gia đình. Ngoài Ding Wen, ông Lim còn có hai bé gái nữa, lên 6 và 4, nhưng ông nói mình chẳng có bí quyết gì để nuôi dạy con thành thần đồng cả. “Điều quan trọng là đừng ép buộc chúng làm gì hết. Bạn không cần phải dạy chúng về máy tính, chúng tự nhiên biết mà thôi. Tôi luôn bảo Ding Wen rằng con không phải là thiên tài. Chỉ cần có môi trường thích hợp thì đứa trẻ nào cũng làm được như con” - ông nói.
(Theo The Straits Times)
Ngân Du
 
Phòng chống tham nhũng trong giáo dục PDF. In Email
Thứ ba, 01 Tháng 6 2010 04:08
cai-cach-giao-ducHọc sinh, sinh viên cần lắm một nền giáo dục sạch
Có tới 76% phụ huynh có con học trái tuyến cho rằng nhiều người quen sẵn sàng bỏ chi phí xin trường, tỷ lệ này ở đúng tuyến là 68%. Kết quả này được Thanh tra Chính phủ khảo sát tại 3 thành phố lớn: Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng và được thông báo tại cuộc đối thoại quốc tế về phòng chống tham nhũng (PCTN) trong giáo dục tổ chức ngày 28-5 tại Hà Nội.
3 vấn đề được đoàn khảo sát của Thanh tra Chính phủ quan tâm là tuyển sinh đầu cấp, dạy thêm, học thêm và các khoản phí ngoài quy định. Trong kết quả khảo sát của mình, Thanh tra Chính phủ cho biết 71% phụ huynh cho rằng bỏ tiền để xin con em vào trường tốt học trái tuyến là bình thường. Các nguồn trợ giúp trái tuyến theo Thanh tra Chính phủ đó là nhờ người trong trường giúp đỡ đã chiếm tỉ lệ tới 32,4%, nhờ người ngoài trường giúp đỡ chiếm 26,1%. Cũng theo điều tra của Thanh tra, tổng các khoản phí phải nộp đối với một học sinh ở Hà Nội là trên 2,5 triệu đồng, ở Đà Nẵng là gần 1,5 triệu đồng và ở TP.HCM là trên 1,7 triệu đồng. Trong đó, nộp học phí đối với học sinh Hà Nội chỉ là 580.000đ/ năm/ học sinh còn lại là các khoản phí khác. Con số này ở TP.HCM là 343.000đ, Đà Nẵng là 276.000đ.

Phụ huynh chấp nhận hành vi tiếp tay tiêu cực
Điều đặc biệt ở chỗ có đến 78% phụ huynh có con học trái tuyến hài lòng về các khoản phí và phụ huynh có con học đúng tuyến là 79%. Hơn nữa, có đến 49% phụ huynh có con học trái tuyến và 57% phụ huynh có con học đúng tuyến cho rằng việc thu các khoản ngoài quy định tạo cơ hội cho các gia đình đóng góp thêm cho các nhà trường để có điều kiện dạy và học tốt hơn.
Trong khi Thanh tra Chính phủ chỉ ra nạn “chạy trường, chạy lớp”, dạy thêm tràn lan, buộc học sinh đi học thêm... là các dạng “sai phạm” trong lĩnh vực giáo dục thì chuyên gia kinh tế Ngân hàng Thế giới (WB) khẳng định đó là dạng thức tham nhũng. Thống kê tại 3 thành phố lớn cho hay, các giáo viên có thu nhập từ dạy thêm trung bình từ 1,9 triệu đồng/ tháng - so với mức lương trung bình 2,5 triệu đồng. Tổng số buổi dạy thêm trung bình của giáo viên tại Hà Nội là 2,1 buổi/ tuần, Đà Nẵng 3,6 buổi/ tuần, TP.HCM là 3,2 buổi/ tuần.
Theo đánh giá của Thanh tra Chính phủ, từ góc độ giáo viên cho thấy yếu tố thúc đẩy các dạng tham nhũng trên là do sức ép về thu nhập, sự chấp nhận của xã hội đối với hành vi “mờ” (tức tiếp tay cho các hình thức tiêu cực trong giáo dục như: dạy thêm, thu thêm các khoản phí, giúp đỡ người quen vào trường…). Còn đứng từ góc độ nhà trường thì nhà trường đã “hợp thức hóa” các hoạt động ngoài quy định; sức ép của xã hội; sức ép từ văn hóa của nhà trường…
Thiếu minh bạch trong giáo dục
Tuy nhiên, những tham nhũng ở giáo viên theo đánh giá của một số chuyên gia chỉ là tham nhũng “vặt”, theo thói quen văn hóa có gốc rễ từ truyền thống. Điều này không đáng sợ bằng tham nhũng ở cấp quản lý. Một chuyên gia cho biết, việc chạy trường, chạy lớp giáo viên chỉ được hưởng một phần nhỏ, các hiệu trưởng và cấp quản lý cao hơn mới được hưởng nhiều.
Kết quả của Thanh tra Chính phủ cũng cho thấy ngoài 3 hình thức tham nhũng trên (chiếm 49%) thì còn 3 hình thức tham nhũng khác được phản ánh nhiều là sách giáo khoa, đề bạt cán bộ và chạy điểm.
Ông John Hendra (điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam) cho rằng, tham nhũng ở Việt Nam mang tính hệ thống. Còn theo TS. Bùi Trân Phượng, ĐH Hoa Sen thì có 3 nguyên nhân dẫn đến cảm giác bất an, trì trệ vẫn nặng nề trong giáo dục của Việt Nam. Đó là do sự thiếu ràng buộc và nếu có ràng buộc cũng là không tương xứng giữa quyền hạn quản lý, cấp phép và nghĩa vụ, trách nhiệm giải trình, xử lý vi phạm hay bất cập.
Thứ hai là sự thiếu chú trọng đến quản lý tài chính trong bộ máy quản lý cũng như trong toàn đội ngũ những người hoạt động giáo dục, kể cả giáo dục ngoài công lập.
Và nguyên nhân cuối cùng được TS. Phượng cho là cơ bản nhất đó là quan hệ xin - cho và bản thân cơ chế quản lý tập trung quan liêu triệt tiêu trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục.
“Sự thiếu minh bạch mà ai cũng thấy và rất nhiều người là nạn nhân. Trước hết là thiếu minh bạch về học phí và chi phí khác cho học tập. Nhiều trường học Việt Nam nhất là trường công còn quá nhiều chi phí thiếu công khai, minh bạch mà phụ huynh phải chi cho giáo dục con em họ” - TS. Phượng nhấn mạnh.
Tham nhũng trong giáo dục theo các chuyên gia quốc tế sẽ để lại hậu quả rất nặng nề và lâu dài. Đại sứ Thụy Điển Rolf Bergman cho rằng không ai muốn tuyển một nhân viên với bảng điểm không trung thực hay phải chi trả cho các dịch vụ lẽ ra miễn phí và bình đẳng - quyền học hành.
Còn theo ông John Hendra thì cần phải nâng cao tính minh bạch và cải thiện vai trò của báo chí trong việc phòng chống tham nhũng hiện nay.
Bài, ảnh: Nghiêm Huê
 
Đăng ký dự tuyển giáo viên năm 2010 PDF. In Email
Thứ ba, 01 Tháng 6 2010 03:55
tuyen-giao-vienNăm 2010, ngành GD-ĐT TP.HCM tuyển 3.052 giáo viên (GV). Trong đó, THPT là 516 GV, mầm non là 867 GV, tiểu học là 855 GV và THCS là 814 GV. Theo đó, từ 15-5 đến 30-6 là thời gian các ứng viên đăng ký tuyển dụng. Do tìm hiểu thông tin chưa kỹ nên nhiều ứng cử viên dự tuyển rất dễ “chui” vào cửa hẹp, và thậm chí có nhiều ứng viên “mù” thông tin nên đăng ký... bừa.
Sau gần 15 ngày, Sở GD-ĐT TP.HCM tiếp nhận việc đăng ký tuyển dụng qua mạng (địa chỉ: http://www.edu.vn. phongtccb), tính đến sáng 29-5 đã có 1.900 ứng viên đăng ký. Riêng bậc THPT, dù chỉ tiêu là 516 GV nhưng đã có khoảng 668 ứng viên đăng ký.
Thừa cứ thừa mà thiếu vẫn cứ thiếu

Cũng như mọi năm, năm nay bộ môn văn có khá nhiều ứng viên đăng ký. Chỉ riêng bậc THPT đã có 104 ứng viên đăng ký, trong khi chỉ tiêu tuyển dụng của các trường chỉ có 42 GV. Dự báo, từ nay đến ngày 30-6 (hạn cuối cùng đăng ký tuyển dụng), số ứng viên của bộ môn văn sẽ không dừng lại ở con số 104 mà có thể tăng gấp 2 lần. Đến lúc đó, Sở GD-ĐT sẽ phải chọn những ứng viên có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, tốt nghiệp loại giỏi…
Tương tự, bộ môn lý dù chỉ tiêu ở bậc THPT chỉ có 31 GV nhưng hiện đã có 59 ứng viên đăng ký. Và đây cũng là bộ môn mà năm nào cũng dư thừa hàng chục người.
Bộ môn sử cũng vậy, số ứng viên đăng ký dự tuyển năm nào cũng cao hơn rất nhiều so với nhu cầu tuyển dụng của ngành GD-ĐT. Năm nay, các trường THPT cần 23 GV sử, bằng 1/2 số ứng viên đăng ký dự tuyển đến thời điểm này. Đối với quận, huyện, nhiều nơi không có nhu cầu tuyển nhưng vẫn có ứng viên đăng ký như Q.9, Thủ Đức…
Trong khi đó, GV tiểu học và mầm non dự báo sẽ lại thiếu như mọi năm. Năm 2009, Sở GD-ĐT đã phải tuyển GV tiểu học tới lần thứ 3 mà vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu của các quận, huyện. Năm nay, chỉ tiêu tuyển dụng GV tiểu học là 855 GV nhưng hiện mới chỉ có 156 ứng viên đăng ký. Thậm chí có nhiều quận, huyện nguy cơ thiếu GV rất cao. Điển hình như H.Bình Chánh, năm học 2010-2011 dự kiến cần 110 GV tiểu học. Song, đến thời điểm này mới có 14 ứng viên đăng ký. Tương tự, Q.Bình Tân cần 111 GV tiểu học nhưng cũng mới có 14 ứng viên đăng ký. Đáng buồn nhất là H.Cần Giờ, tính đến nay vẫn chưa có ứng viên nào đăng ký dù nhu cầu tuyển dụng là 17 GV.
Còn ở bậc mầm non, hiện có 280 ứng viên đăng ký, trong khi nhu cầu tuyển dụng là 867 GV. Theo đó, phần lớn các quận, huyện đều trong tình trạng thiếu GV. Chẳng hạn, Q.8 nhu cầu là 85 GV, đăng ký là 10; Bình Tân: 65/5; Bình Thạnh: 52/10; Q.11: 59/6… Ngay cả các quận trung tâm như Q.1, Q.3. Q.10 cũng có nguy cơ thiếu. Hiện Q.1 mới có 10 ứng viên đăng ký, trong khi nhu cầu là 62 GV; Q.10 chỉ tiêu 41, đăng ký 13; Q.3 chỉ tiêu 49, đăng ký 13.

Đăng ký… bừa
Năm nay là năm đầu tiên Sở GD-ĐT TP.HCM phân cấp việc tuyển dụng GV từ bậc THCS trở xuống về các phòng GD-ĐT quận, huyện. Để tạo điều kiện cho các ứng viên, Sở GD-ĐT cũng đã công bố nhu cầu tuyển dụng của các quận, huyện trên trang web của sở (địa chỉ: http://www.edu.vn. phongtccb). Tại đây, các ứng viên vào Tuyển dụng/ Tình hình đăng ký sẽ biết được chỉ tiêu của các quận, huyện đối với từng bộ môn, bậc học cũng như số ứng viên đã đăng ký.
Nhiều năm trước, tiêu chí đầu tiên khi chọn nhiệm sở của GV là trường ở trung tâm, ở nội thành. Nhưng vài năm trở lại đây, khi điều kiện giảng dạy ở các trường nội thành và ngoại thành ngang nhau thì tiêu chí chọn nhiệm sở là gần nhà. Phần lớn các ứng viên đều mong muốn được dạy ở những trường trên địa bàn quận, huyện mà mình cư trú.
Tuy nhiên, không phải muốn là được. Ví dụ, ứng viên Nguyễn Thị A. muốn dạy tiểu học ở Q.5 để được gần nhà nhưng Q.5 không có nhu cầu tuyển GV tiểu học thì phải đăng ký sang những quận, huyện có nhu cầu nếu không sẽ mất cơ hội được tuyển dụng…
Song, trên thực tế, qua phân tích bảng Tình hình đăng ký tuyển dụng GV của Sở GD-ĐT (tính đến ngày 29-5), chúng tôi nhận thấy có rất nhiều ứng viên đăng ký bừa. Dù biết rằng, địa phương không có nhu cầu tuyển dụng nhưng vẫn cứ đăng ký. Điển hình như ở Q.5, dù không có nhu cầu tuyển dụng GV tiểu học nhưng vẫn có ứng viên đăng ký. Trong khi đó sát Q.5 là Q.6, nhu cầu tuyển dụng là 11 GV tiểu học nhưng mới có 5 ứng viên đăng ký, hay Q.10 - nhu cầu: 19 GV, đăng ký: 9; Q.11 - nhu cầu: 21, đăng ký: 4.
Đối với bộ môn văn ở bậc THCS, mặc dù Q.Thủ Đức, Q.2, H.Cần Giờ, H.Củ Chi… không có nhu cầu tuyển GV nhưng cũng có không ít ứng viên đăng ký dự tuyển. Trong khi đó các Q.1, 4, 10 có nhu cầu thì lại ít người đăng ký, thậm chí Q.4 còn chưa có ứng viên nào đăng ký!
Ở bộ môn lý, Q.Bình Thạnh, Q.6, Thủ Đức, H.Hóc Môn, H.Củ Chi không tuyển GV mà vẫn có ứng viên đăng ký. Còn H.Cần Giờ,  
Nhà Bè có nhu cầu tuyển thì không ai đăng ký.
Ông Văn Công Sang - Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, Sở GD-ĐT TP.HCM khuyến cáo: “Người đăng ký dự tuyển phải thường xuyên theo dõi để biết thông tin về chỉ tiêu tuyển dụng ở các quận, huyện trên trang web của Sở GD-ĐT TP”…
Bài, ảnh: Hòa Triều
 
Học bổng British Council IELTS PDF. In Email
Thứ ba, 01 Tháng 6 2010 02:52
HUONGNGHIEP_HDAHội đồng Anh (British Council) vừa cho biết sẽ triển khai chương trình Học bổng dành cho học sinh THPT tại Việt Nam có kế hoạch tiếp tục tham gia các chương trình học ở nước ngoài. Với nhiệm vụ thúc đẩy sự chia sẻ toàn cầu về kiến thức và các ý tưởng, Hội đồng Anh sẽ chọn 5 học sinh Việt Nam để trao học bổng, mỗi học sinh sẽ nhận được một giải thưởng trị giá 3,500 đô la Mỹ (tương đương khoảng 2,000 bảng Anh).
Các ứng cử viên phải có điểm thi IELTS chính thức của Hội đồng Anh. IELTS là hệ thống đánh giá ngôn ngữ hàng đầu trên thế giới được thiết kế để đánh giá khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh trong các lĩnh vực giáo dục, nhập cư và làm việc cho các tổ chức chuyên nghiệp trên toàn thế giới.
"Kỳ thi tiếng Anh quốc tế IELTS luôn đặt tính nhân văn lên hàng đầu, và tôi không thể nghĩ ra một cách tốt hơn để giúp người khác nhận ra nguyện vọng của mình bằng cách cho họ tham gia học tập, trải nghiệm với các hệ thống giáo dục quốc tế. Trong năm 2010, chúng tôi cũng đang phát động giải thưởng này tại các nước Hàn Quốc, Đài Loan và Ấn Độ với tổng vốn đầu tư khoảng 96,000 đô la Mỹ (tương đương khoảng 60,000 bảng). Chúng tôi đang đầu tư để đem lại lợi ích cho tổ chức và cho toàn xã hội: giúp học sinh Việt Nam đạt được mục tiêu cá nhân của họ, cũng như tăng cường các kết nối toàn cầu trong lĩnh vực giáo dục." - ông Greg Selby, Hội đồng Anh IELTS Manager, Đông Á cho biết.
Người nhận được học bổng sẽ bắt đầu một chương trình học trong năm 2010 tại bất kỳ trường nào ở nước ngoài (Trường này sử dụng IELTS như một phần của yêu cầu nhập học và xem IELTS là một tiêu chuẩn đáng tin cậy để đánh đánh về trình độ Anh ngữ của sinh viên). Được biết, IELTS được hơn 6.000 cơ sở giáo dục tại 125 nước trên thế giới, trường đại học là công nhận. Chỉ tính riêng ở Mỹ, hơn 2.500 cơ sở giáo dục  chấp nhận IELTS.
Thông tin chi tiết liên quan đến học bổng IELTS này, bao gồm cả các mẫu đơn, có sẵn tại www.britishcouncil.org/vietnam hoặc liên hệ trực tiếp Ông Lê Xuân Bình - Quản lý Phát triển Chương trình IELTS, Việt Nam (Tel: +84 (0)8 3823 2862 – Ext. 2402).
Tâm Nguyên
 




 Đăng Nhập 




 Học Bổng 

Giải thưởng Honda Yes 2010

071021101527Cty Honda VN cùng quỹ Honda Foundation (HOF), Viện Chiến lược Chính sách Khoa học & Công nghệ (NISTPASS) và các trường ĐH liên kết tại VN vừa khởi động Giải thưởng Honda dành cho kỹ sư và nhà khoa...
 

 Tin Đào Tạo 

Học bổng British Council IELTS

HUONGNGHIEP_HDAHội đồng Anh (British Council) vừa cho biết sẽ triển khai chương trình Học bổng dành cho học sinh THPT tại Việt Nam có kế hoạch tiếp tục tham gia các chương trình học ở nước ngoài. Với nhiệm vụ...
 
bogddt 1275359403_Portfolio 1275359468_Book 1275359498_adept_installer  hanhchinh
Tuyển Sinh
 Tuyển Dụng
 Giáo Trình
 Thư Viện Phần Mềm
Góc Cao Học