Khoa Ngữ Văn
  
Tin Tức
HỘI NGHỊ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC KHOA NGỮ VĂN NĂM HỌC 2013 -2014 PDF. In Email
Thứ ba, 24 Tháng 9 2013 15:24

 

Vào lúc 9 giờ 00 ngày 23 tháng 9 năm 2013, Khoa Ngữ Văn  đã tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức năm học 2013 – 2014. Tham dự hội nghị, ngoài tập thể cán bộ, công chức, viên chức của khoa, còn có đại diện Ban chấp hành Công đoàn Trường. Hội nghị đã được nghe báo cáo tổng kết năm học 2012-2013 và bản phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm học 2013-2014 của Trường và của Khoa. Nhiều vấn đề về đào tạo đại học và sau đại học được hội nghị thảo luận sôi nổi với mong muốn ngày càng nâng cao hơn nữa hiệu quả dạy và học của Khoa. Ngoài ra, Hội nghị cũng thông qua danh sách tham dự Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức năm học 2013 – 2014 Trường gồm 9 đại biểu.

Hội nghị kết thúc lúc 11 giờ 45 phút cùng ngày.

A.T ghi.

 
Trần thuật học như là khoa học phân tích diễn ngôn trần thuật (phần 2- V.I. Chiupa- Lã Nguyên dịch) PDF. In Email
Chủ nhật, 22 Tháng 9 2013 13:45

 

Adam nommant les animaux, Manolis Grigoreas, 1990

II. Chiến lược giao tiếp

Muốn phác hoạ phạm vi thể loại trong nghiên cứu trần thuật học, chúng ta phải dựa vào các chiến lược giao tiếp cơ bản của diễn ngôn trần thuật, những chiến lược này là cơ sở tạo nên sự đa dạng thể loại không chỉ riêng đối với văn học nghệ thuật.

Trong phạm vi những công trình nghiên cứu nhân văn học thuộc hệ hình khoa học hiện đại, hướng tiếp cận hiệu quả nhất là cách nghiên cứu “các thể loại lời nói” của M. Bakhtin. Hướng tiếp cận này phân chia rạch ròi các “thể loại gốc (các loại hình đối thoại khẩu ngữ cụ thể)” (5, 166) và các “thể loại thứ sinh (tư tưởng hệ)” (5, 161) như những hình thức “tổ chức chỉnh thể lời nói, sự hoàn kết của nó và tính tới người nghe” (5, 166). Theo Bakhtin, “chỉnh thể thể loại là chỉnh thể ngoài ngôn ngữ và do đó trung lập với ngôn ngữ. Cho nên, các thể thoại, với tư cách là những hình thức chỉnh thể (tức là hình thức đối tượng – ngữ nghĩa) là hiện tượng liên ngữ, mang tính quốc tế. Trong khi đó, các thể loại có quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ, chúng đặt ra trước ngôn ngữ những nhiệm vụ cụ thể, hiện thực hoá những khả năng cụ thể trong ngôn ngữ” (5, 40).  “Khi chúng ta tổ chức lời nói của mình, bao giờ chúng ta cũng hình dung toàn bộ chỉnh thể phát ngôn của chúng ta: cả trong một hình thức sơ đồ thể loại nào đó, lẫn hình thức ý nghĩa cá nhân của lời nói” (5, 190), vì thế, “hình thức tác giả (ở chỗ khác, nó được gọi là “mặt nạ”.- V. Ch.) phụ thuộc vào thể loại phát ngôn. Đến lượt mình, thể loại chịu sự quy định của đối tượng, mục đích và tình huống phát ngôn. Ai nói và người ta nói với ai”[1].

 

Khái quát lại, có thể nói, thể loại là một sự quy ước song phương nào đó trong giao tiếp, nó có chức năng liên kết chủ thể và người tiếp nhận phát ngôn. Hiện tượng thể loại là ngôn ngữ siêu ngôn ngữ học (phương ngữ) của văn hoá. Đó là cả một hệ thống quy ước[2] truyền thống (hệ thống ước lệ của việc tổ chức văn bản) đã định hình trong quá trình lịch sử, nó cho phép chuyển tới người tiếp nhận những phát kiến [3]của tác giả (thuật ngữ tu từ học cổ điển), tức là những phát hiện “đối tượng – ngữ nghĩa”, hoặc phát minh của người nói. Nói cách khác, thể loại là loại hình phát ngôn có tính hiệu quả lịch sử, nó hiện thực hoá một số chiến lược giao tiếp nào đó của một diễn ngôn nào đó.

Đọc thêm...
 
Trần thuật học như là khoa học phân tích diễn ngôn trần thuật (V.I. Chiupa- Lã Nguyên dịch) PDF. In Email
Thứ sáu, 13 Tháng 9 2013 03:58

 

 

 

Le Parnasse, Raphael (1483–1520)

 

 

Lời dẫn: Trần thuật học như là khoa học phân tích diễn ngôn trần thuật của Giáo sư V.I. Chiupa là một giáo trình hàm súc, dễ hiểu, viết cho sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh khoa học xã hội – nhân văn. Giáo trình gồm 9 phần: 1.Từ thi pháp học đến tu từ học, 2. Chiến lược giao tiếp, 3. Phạm trù sự kiện, 4. Mẹo thuật (intrigue), 5. Cấu hình các cảnh, 6. Bức tranh thế giới, 7. Điểm nhìn, 8. Giọng, 9. Đồng nhất thể loại. Nội dung này đã được Giáo sư V.I. Chiupa trình bày tại Khoa Ngữ Văn, Đại học Sư phạm Hà Hội trong một kì thỉnh giảng vào năm 2011. Xét thấy đây là tài liệu học tập, tham khảo bổ ích, chúng tôi đã cố gắng dịch sang tiếng Việt và sẽ lần lượt giới thiệu từng phần để những ai quan tâm dễ theo dõi – ND

Trần thuật học hiện đại là lãnh địa khoa học cực kì rộng lớn, nó nghiên cứu khu vực phát ngôn (diễn ngôn) có tính truyện kể – trần thuật gắn với việc tổ chức một câu chuyện nào đó (câu chuyện, mẹo luật)[1]. Ở đây, vấn đề không giới hạn ở các văn bản nghệ thuật và thậm chí không chỉ  ở các văn bản bằng lời: nhờ sự nỗ lực của các nhà lịch sử học, triết học, văn hoá học, phạm trù tính trần thuật được áp dụng rộng rãi và có nội dung giàu tính khoa học. Đặc biệt, cần phải ghi nhận vai trò của nhà triết học Paul Ricoeur, nhà sử học Hayden White, nhà nghiên cứu văn học Wolf Schmid, những người góp phần tạo nên diện mạo hiện nay và xu hướng nghiên cứu của trần thuật học.

Khái niệm “trần thuật học” bắt đầu được sử dụng rộng rãi sau khi xuất hiện hàng loạt công trình mang tính cách tân của Roland Barthes, Claude Bremond, Tzvetan Todorov, nhất là sau khi cuốn Grammairedu Decameron của Todorov được công bố (1969), dù với tư cách là một lĩnh vực của nghiên cứu văn học, trần thuật học từng có lịch sử rất lâu đời (trong truyền thống Nga, đó là các công trình của A.N.Veselopski, V.Ja.Propp, B.V. Tomasepski, O.M. Freidenberg, M.Bakhtin, trong khu vực tiếng Đức -  O. Ludwig, K.Friedman, K. Hamburger, F.K. Stanzel, V. Kaiser, G. Müller, và khu vực tiếng Anh – P. Lubbock, N. Friedman, C. Brooks, R.P. Warren…). Tuy nhiên, đối tượng của bộ môn khoa học này và, theo đó, vị thế tri thức hiện tại của nó chưa thể nói là đã hoàn toàn được xác quyết.

Đọc thêm...
 
VẤN ĐỀ VĂN HỌC: Ngoại biên hóa trong tiến trình văn học Việt Nam đương đại (Trần Đình Sử) PDF. In Email
Thứ tư, 14 Tháng 8 2013 01:51

 

Gs Trần Đình Sử

 

1. Đặt vấn đề:

Trước thời kì Đổi mới, nước ta chỉ có độc tôn một thứ lí luận, phê bình và văn học: lí luận, phê bình văn học mác xít, văn học cách mạng. Từ ngày Đổi mới, và đặc biệt là từ thời kì hội nhập quốc tế, văn học nói chung và lí luận phê bình văn học nói riêng đã có sự đổi thay rất lớn, có thể nói nhiều mặt đã đổi thay 180 độ.

Những gì trước đây ta phê phán thì nay ta lại giới thiệu, tiếp thu. Lí luận “xét lại” của chủ nghĩa Mác phương Tây, các lí thuyết phi mác xít như chủ nghĩa cấu trúc, chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa Freud, chủ nghĩa hiện đại, hậu hiện đại… Các tác phẩm ưu tú của lí luận phê bình văn học đô thị miền Nam trước 1975 được in lại. Những sáng tác văn học trước đây ta coi là có vấn đề tư tưởng, quan điểm, nay coi như không có vấn đề gì. Một loạt tác phẩm  xuất hiện trong thời đổi mới bị phê bình lên bờ xuống ruộng nhiều năm, số phận khác nhau, nhưng vẫn tồn tại, cộng sinh bên các tác phẩm khác. Cục diện đó cho thấy nội hàm của hai chữ Đổi mới đã biến đổi. Lúc đầu có nghĩa là từ bỏ di sản giáo điều, trở về với mác xít chân chính, sau trở về với di sản tư tưởng thời Khai sáng, rồi sau nữa, tiếp thu chủ nghĩa hiện đại và hậu hiện đại, những đối thủ phê phán mạnh mẽ truyền thống lí tính chủ nghĩa. Hai chữ Đổi mới chỉ diễn đạt nhu cầu chủ quan của chúng ta, mà chưa nói được nội dung, xu thế cụ thể, khách quan của tiến trình văn học đương đại. Xu thế đó có thể gọi là ngoại biên hóa. Nếu gọi lí luận phê bình theo quan điểm mác xít là diễn ngôn trung tâm, thì các lí thuyết khác là diễn ngôn ngoại biên. Tiến trình lí luận phê bình và văn học hôm nay đang ngoại biên hóa với hai nội dung: một là điều chỉnh, nới rộng nội dung lí luận văn học mác xít và hai là tiếp nhận các diễn ngôn phi mác xít. Lí luận phê bình mác xít vẫn có vai trò chủ lưu, nhưng sự độc tôn không còn, đó là một tiến bộ cực kì to lớn của lí luận phê bình văn học hôm nay.

Đọc thêm...
 
“VĂN HỌC THIỂU SỐ” VÀ MỘT CÁCH ĐỌC KHÁC VỀ KAFKA (BÙI VĂN NAM SƠN) PDF. In Email
Thứ hai, 17 Tháng 6 2013 12:30

 

Franz Kafka

“Les beaux livres sont écrits dans

une sorte de langue étrangère”

(Những quyển sách hay được viết

bằng một loại ngôn ngữ xa lạ)

Marcel Proust[1]

 

“Văn chương tàn tức nhược như ty”/“Thơ văn tiếng thở như lời tơ than” (Nguyễn Du/Bùi Giáng dịch) có thể là cảm tưởng đầu tiên của người đọc về Kafka. Hoàn cảnh đặc biệt của Kafka - như chính ông thú nhận - dường như củng cố cho cảm tưởng ấy. Là người gốc Do Thái, nói tiếng Đức, sinh sống và viết văn ở Praha (Tiệp Khắc), Kafka thuộc về thiểu số của thiểu số: thiểu số những người nói tiếng Đức và thiểu số với thân phận người Do Thái. “Chính theo nghĩa ấy, Kafka định nghĩa cái ngỏ cụt đã ngăn cản người Do Thái ở Praha đến với việc viết và làm cho văn chương của họ trở thành bất khả về mọi mặt”[2]. “Sự bất khả” ấy được Kafka mô tả trong thư gửi cho Max Brod, tháng 06.1921: “Không thể không viết, không thể viết bằng tiếng Đức và không thể viết bằng cách nào khác”[3]. Không thể không viết, bởi ý thức dân tộc bất an và bị đè nén buộc phải dựa vào văn chương. Nhưng, viết bằng ngôn ngữ nào? Tiếng Tiệp, tiếng Đức hay tiếng Do Thái? Không thể viết bằng ngôn ngữ nào khác ngoài tiếng Đức, bởi người Do Thái thiểu số ở Praha vẫn không vượt được khoảng cách với ngôn ngữ và mảnh đất Tiệp quen thuộc mà xa lạ. Ta biết rằng Kafka đã chọn viết bằng tiếng Đức. Nhưng, làm sao có thể viết bằng tiếng Đức với tư cách một kẻ thuộc thiểu số ở xa? Nhất là khi tiếng Đức là một ngôn ngữ “lớn”, ngôn ngữ của đa số, với những tượng đài như Goethe, Schiller hầu như là những mẫu mực đã định hình và dễ đẩy người viết vào chỗ tuân phục, mô phỏng, mà mô phỏng, bắt chước đồng nghĩa với cái chết của văn chương? Mặt khác, bản thân thiểu số dân cư Đức ở Praha cũng đã “bị mất gốc, bật rễ” (thuật ngữ trong sách này: “đã bị giải lãnh thổ hóa”): “một thiểu số thống trị sử dụng một “ngôn ngữ giấy, giả tạo, đặc tuyển, xa rời quần chúng”. “Ngôn ngữ giấy”, bởi nó ngày càng mỏng mảnh, nghèo nàn, khô héo về từ vựng lẫn ngữ pháp, một “ngôn ngữ quặt què” nói như Bùi Giáng. Ngôn ngữ ấy có nguy cơ mất lời, mất tiếng và bất lực, giống như vô số  ngôn ngữ của những nhóm di dân hay “bên lề”, không thuộc “dòng chính”. Chính trong bối cảnh ấy, Kafka, trong một vài ghi chú rời rạc trong Nhật ký[4] và một luận văn dở dang, đã đề ra quan niệm về một “văn học thiểu số”. Gilles Deleuze và Félix Guattari, trong Pour une littérature mineure, triển khai quan niệm này bằng ba cột trụ: “Ba đặc điểm của văn học thiểu số là sự giải lãnh thổ hóa của ngôn ngữ, sự gắn kết của cá nhân với cái chính trị-trực tiếp và sự kết chuỗi tập thể của phát ngôn”.

Ba cột trụ ấy sẽ làm biến đổi toàn bộ “số phận” của một nền văn học thiểu số. Nó sẽ không còn là “tàn tức” mà mang tính “cách mạng”, không theo nghĩa là một nền “văn học dấn thân” (littérature engagée) của Sartre, mà như là nỗ lực biểu đạt, như một hành vi ngôn ngữ, một cấu hình đặc biệt của ngôn ngữ. Deleuze phát triển ba điểm này song hành với quan niệm của riêng ông về ngôn ngữ và về lôgíc của sự biến dịch bằng một hệ khái niệm tinh vi và khá khó hiểu. Do đó, để dễ tiếp thu chuyên luận này, trước hết, thiết tưởng nên tìm hiểu sơ lược những khái niệm chính yếu của Deleuze chung quanh ba cột trụ nói trên.

Đọc thêm...
 
«Bắt đầuLùi1112131415161718Tiếp theoCuối»

Trang 11 trong tổng số 18

THÔNG TIN HOẠT ĐỘNG

THẦY GIÁO BÙI MẠNH NHỊ: "RÓT CHO ĐẦY VĨNH CỬU/ UỐNG CHO CẠN THOÁNG QUA" (TRẦN QUỐC TOÀN)

THẦY GIÁO BÙI MẠNH NHỊ: “RÓT CHO ĐẦY VĨNH CỬU/UỐNG CHO CẠN THOÁNG QUA” Trần Quốc Toàn Phó giáo sư - Tiến sĩ khoa học Bùi Mạnh Nhị từng có trang giáo...

Thông báo về việc hỗ trợ khai thác nguồn học liệu trực tuyến trong thời gian giãn cách

THÔNG BÁO V/V HỖ TRỢ KHAI THÁC NGUỒN HỌC LIỆU TRỰC TUYẾN TRONG THỜI GIAN GIÃN CÁCH   Nhằm hỗ trợ Quý Thầy/Cô, các Anh/Chị sinh viên, học viên, nghiên cứu...
 

Học vụ

Thông báo V/v Thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm

THÔNG BÁO V/V THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TIỀN ĐÓNG HỌC PHÍ, CHI PHÍ SINH HOẠT ĐỐI VỚI SINH VIÊN SƯ PHẠM (ÁP DỤNG TỪ KHOÁ TUYỂN SINH NĂM HỌC 2021 - 2022,...

Thông báo V/v Thực hiện chính sách miễn, giảm học phí cho sinh viên hệ chính quy Năm học 2021-2022

THÔNG BÁO V/V THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ CHO SINH VIÊN HỆ CHÍNH QUY NĂM HỌC 2021 - 2022     ...
 

Đoàn TN - Hội SV

THÔNG BÁO VỀ HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CỦA SINH VIÊN KHOA NGỮ VĂN TRƯỜNG ĐHSP TP. HCM NĂM HỌC 2008 - 2009

1/ Mục đích ý nghĩa: Trường ĐHSP là trường có nhiệm vụ hướng nghiệp dạy nghề rất rõ ràng. Đồng thời với việc được trang bị kiến thức về khoa...

 BÀI MỚI NHẤT