Khoa Giáo dục Tiểu học (old)
http://khoagdth.hcmup.edu.vn
  
Trang Chủ Giới thiệu chung
Chức năng, nhiệm vụ PDF. In Email

Khoa Giáo dục Tiểu học Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh được thành lập tháng 6 năm 1995 (theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, số 2197/GD-ĐT).

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA KHOA

  • Đào tạo giáo viên tiểu học có trình độ đại học;
  • Đào tạo trình độ Thạc sĩ Giáo dục học (chuyên ngành Giáo dục học Tiểu học);
  • Tham mưu cho các cấp lãnh đạo về giáo dục ở bậc tiểu học: đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiểu học; nội dung chương trình, sách giáo khoa, chuẩn hóa, nâng chuẩn, đánh giá,...
  • Nghiên cứu khoa học phục vụ cho các hoạt động giáo dục ở bậc tiểu học nói riêng và hoạt động nâng cao dân trí nói chung.

MỤC TIÊU

Đào tạo sinh viên, học viên có trình độ cử nhân, trình độ thạc sĩ chuyên ngành Giáo dục học Tiểu học, có phẩm chất chính trị vững vàng, có đạo đức nghề nghiệp trong sáng, có sức khỏe và có năng lực giải quyết tốt các công việc thuộc lĩnh vực Giáo dục Tiểu học, phục vụ cho sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo, đáp ứng nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời kỳ hội nhập và phát triển.

 
Đội ngũ giảng viên PDF. In Email

Hiện nay, đội ngũ cán bộ khoa học tham gia giảng dạy chuyên ngành giáo dục tiểu học gồm có:

+ 36 giảng viên;

+ 10 phó giáo sư tiến sĩ, 17 tiến sĩ, 09 thạc sĩ;

+ 01 giảng viên đang làm luận án tiến sĩ, 02 chuẩn bị bảo vệ luận văn thạc sĩ;

+ Nhiều giảng viên được đào tạo từ Nga, Pháp, Australia, Mỹ, New Zealand, …;

Ngoài ra, đội ngũ giảng viên cán bộ khoa học cơ hữu của các khoa và của Viện Nghiên cứu Giáo dục thuộc Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh cũng thường xuyên tham gia giảng dạy cho Khoa.

Khoa có kế hoạch và tạo mọi điều kiện giúp cán bộ giảng viên tham dự các lớp học ngắn hạn, dài hạn trong và ngoài nước, tuyển chọn cán bộ giảng viên để xây dựng đội ngũ cán bộ giảng viên có học vị, học hàm, có trình độ chuyên môn cao, có hiểu biết sâu sắc về giáo dục tiểu học nhằm đáp ứng ở mức độ cao mọi yêu cầu đào tạo và bồi dưỡng giáo viên tiểu học của giai đoạn mới.

Các giảng viên trong Khoa đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ, cấp trường và tham gia các Dự án trọng điểm của Bộ Giáo dục & Đào tạo về giáo dục tiểu học (Chương trình và sách giáo khoa tiểu học; Chương trình và sách giáo khoa Tiếng Việt cho thanh thiếu niên người Việt ở nước ngoài, Dạy học cho học sinh tiểu học vùng khó khăn, Bồi dưỡng giáo viên tiểu học); tham gia các hoạt động liên kết đào tạo và bồi dưỡng giáo viên tiểu học của các tổ chức quốc tế (Nâng cao năng lực đọc cho học sinh tiểu học, Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện,…).

Tất cả  giảng viên của Khoa đều đã và đang chủ trì hoặc tham gia đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục tiểu học. Nhiều đề tài cấp Bộ và cấp Trường đã được nghiệm thu, được xếp loại tốt, nhiều đề tài đã được biên soạn thành giáo trình, tài liệu dạy học, tài liệu tham khảo cho sinh viên, giáo viên ngành giáo dục tiểu học, học sinh tiểu học trong cả nước. Tính đến nay, giảng viên của Khoa đã biên soạn và tham gia biên soạn 22 đầu sách là giáo trình, và trên 50 đầu sách là tài liệu tham khảo cho hoạt động dạy học và giáo dục ở bậc tiểu học, được Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành trong phạm vi cả nước.

 
Cơ sở vật chất PDF. In Email

Ngoài cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn thông tin tư liệu của Trường mà đội ngũ giảng viên và sinh viên của Khoa được chia sẻ sử dụng, hiện nay, Khoa có:

+ Phòng nghiệp vụ;

+ Phòng đàn dành cho việc dạy học môn Âm nhạc và phương pháp dạy Âm nhạc ở Phong nghiep vutiểu học;

+ Thư viện chuyên ngành Giáo dục tiểu học gồm hàng trăm đầu sách, bài báo khoa học, tạp chí, luận văn luận án, công trình nghiên cứu chuyên ngành giáo dục tiểu học của các chuyên gia giáo dục tiểu học trong và ngoài nước và của cán bộ, giảng viên, sinh viên của Khoa. Thư viện chuyên ngành của Khoa luôn luôn được bổ sung, cập nhật các tài liệu mới.

+ Các trang thiết bị máy móc phục vụ các hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học, như projector, máy tính nối mạng, máy quay phim kĩ thuật số, máy ghi âm kĩ thuật số, v.v..

Trang web giáo dục tiểu học của Khoa đã được lập và được duy trì thường xuyên nhằm trao đổi thông tin về chuyên môn nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học và phục vụ quản lí đào tạo...

Có thể khẳng định : đội ngũ và cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học, nguồn thông tin tư liệu,... hiện có của Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và Khoa Giáo dục Tiểu học nói riêng hoàn toàn đáp ứng ở mức độ cao việc đào tạo trình độ cử nhân và trình độ thạc sĩ ngành Giáo dục học chuyên ngành Giáo dục học - Tiểu học.

 
Công tác đào tạo. Hợp tác quốc tế PDF. In Email

CÔNG TÁC ĐÀO TẠO

Bậc tiểu học - bậc học nền tảng của giáo dục phổ thông, xu hướng và quy mô đào tạo của ngành Giáo dục tiểu học ngày càng phát triển và mở rộng, nhận thức sâu sắc đều này, Thuc te truong tieu hocKhoa luôn chú trọng đến hiệu quả, chất lượng đào tạo, xem đào tạo là công tác trọng tâm, nên ngày càng thu hút được sinh viên đến từ nhiều vùng, miền của đất nước theo học… Số lượng thí sinh thi tuyển sinh vào hệ chính quy tập trung và các hệ Vừa làm vừa học ngày càng tăng, chất lượng tuyển sinh và chất lượng sinh viên tốt nghiệp ngày càng được nâng cao.

Ngoài hệ chính quy, Khoa còn có các lớp bồi dưỡng, chuẩn hóa, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục ở bậc tiểu học nhằm đáp ứng được yêu cầu của giáo dục tiểu học trong thời kì hội nhập và phát triển của đất nước.

Các hệ đào tạo hiện nay của Khoa:

– Cử nhân hệ chính quy (4 năm);
– Thạc sĩ hệ chính quy (2 năm);
– Cử nhân hệ Vừa làm vừa học (4 năm);
– Cử nhân hệ Liên thông từ Trung cấp lên Đại học (3 năm);
– Cử nhân hệ Liên thông từ Cao đẳng lên Đại học (2 năm);
– Cử nhân Văn bằng 2 ngành Giáo dục Tiểu học (2 năm).

Sinh viên, học viên sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trình độ cử nhân hoặc thạc sĩ giáo dục học chuyên ngành Giáo dục học Tiểu học sẽ là người nắm vững tri thức chuyên môn giáo dục tiểu học, có khả năng hoạt động giáo dục, giảng dạy và học tập suốt đời, có nhân cách và những phẩm chất của người thầy có năng lực và trình độ chuyên môn cao để đáp ứng những yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học trong thời kỳ đất nước hội nhập và phát triển nền kinh tế tri thức.
– Sau khi tốt nghiệp, sinh viên, học viên có đủ khả năng để trở thành cán bộ nòng cốt của các cơ sở giáo dục tiểu học, hoặc trở thành giảng viên của các trường sư phạm, các trung tâm đào tạo - bồi dưỡng giáo viên tiểu học; trở thành cán bộ của các cơ quan nghiên cứu văn hóa giáo dục, hoặc biên tập viên của các nhà xuất bản,….
– Sau khi tốt nghiệp, sinh viên, học viên có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc ngành Giáo dục Tiểu học.
– Những cán bộ giáo dục có học vị thạc sĩ giáo dục học chuyên ngành Giáo dục học - Tiểu học nếu có điều kiện có thể học tiếp bậc tiến sĩ, làm luận án tiến sĩ Giáo dục học chuyên ngành Giáo dục học Tiểu học.

HỢP TÁC QUỐC TẾ

Là một khoa của Trường ĐHSP. Tp. Hồ Chí Minh, Khoa Giáo dục Tiểu học luôn coi hợp tác quốc tế là một trong những công tác hết sức quan trọng để góp phần nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ, giảng viên, sinh viên và học viên.

Các hình thức hợp tác song phương và đa phương mà Khoa đã và đang tiến hành gồm các lĩnh vực:
– Hợp tác nghiên cứu thực hiện các đề án về giáo dục tiểu học, phối hợp triển khai các đề tài nghiên cứu chung;
– Trao đổi tài liệu khoa học, trao đổi giảng viên và sinh viên, trao đổi thông tin phục vụ hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ; trao đổi các ấn phẩm, tài liệu và kết quả hoạt động đào tạo;
– Học sau đại học, nghiên cứu sinh tại các trường đại học ở nước ngoài (Liên bang Nga, Australia, New Zealand,...).
– Tham gia các khóa tập huấn ngắn hạn, các hội thảo quốc tế,... tại Australia, Bỉ, Đức, Mỹ, New Zealand, Pháp, Tây Ban Nha, Thái Lan, v.v..

Khoa, cán bộ giảng viên của Khoa đã tham gia:

– Xây dựng trung tâm chẩn đoán và giúp đỡ trẻ có khó khăn chuyên biệt trong học tập ở bậc tiểu học (đề án của ĐH Tự do Vương quốc Bỉ và Trường ĐHSP TP HCM, 2004 – 2007);
– Xây dựng chương trình và sách dạy học Tiếng Việt cho người Việt ở nước ngoài;
– Giới thiệu và dạy thử nghiệm bộ sách Tiếng Việt cho thanh thiếu niên người Việt tại Liên bang Đức, Ba Lan, Cộng hòa Séc theo đề án "Hỗ trợ việc dạy và học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài" (thuộc chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài),...

Bên cạnh đó, hàng năm, Khoa cũng là một địa chỉ uy tín trong chương trình trao đổi người học thường xuyên với các trường đại học của Hàn Quốc.

Khoa cũng đã tiến hành trao đổi về đào tạo giáo viên tiểu học, như xây dựng chương trình, tổ chức các hình thức đào tạo, tổ chức thực tập sư phạm,… với một số trường đại học của Australia, Pháp, Thái Lan, Thuỵ Điển,...

Trong thời gian 5 năm gần đây (2007 – 2012), Khoa Giáo dục Tiểu học đã chủ động khuyến khích và cử giảng viên tham gia các chương trình trao đổi học thuật với các trường Đại học của Thụy Điển, tham gia các khóa tập huấn về “Quyền trẻ em, quản lý trường học, lớp học”, “Môi trường học thân thiện” của tổ chức SIDA tại Thụy Điển, Indonesia, Uganda…, tham gia các lớp “Đổi mới giáo dục phổ thông” tại Singapore, “Giáo dục cho người có nhu cầu đặc biệt” tại Israel, v.v..

Đọc thêm...
 
«Bắt đầuLùi1234Tiếp theoCuối»

Trang 1 trong tổng số 4

Tin hành chính

Tin Chính trị - Xã hội