Biên chế, Tổ chức của Không quân Trung Quốc In
Thứ tư, 15 Tháng 12 2010 16:00

Biên chế, Tổ chức của Không quân Trung Quốc

Trong hơn 15 năm qua, quy mô của Không quân Trung Quốc đã giảm đáng kể và đang trong giai đoạn dịch chuyển từ lực lượng phòng không cồng kềnh và hạn chế thành một lực lượng hiện đại hơn được trang bị vũ khí hiện đại, có học thuyết và có khả năng tác chiến cao.

Biên chế:
Không quân Trung Quốc là một quân chủng thuộc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, hiện được biên chế khoảng 250.000 quân và 2.300 máy bay chiến đấu. Không quân Trung Quốc là lực lượng không quân lớn nhất Châu Á và lớn thứ ba thế giới sau Không quân Mỹ và Không quân Nga.

Tổ chức:
Không quân Trung Quốc được tổ chức thành bảy Bộ Tư lênh Không quân Quân khu, dưới các Quân khu là các Sư đoàn không quân, dưới mỗi Sư đoàn là 03 Trung đoàn không quân và dưới mỗi Trung đoàn là 03 Liên đội không quân.

Quân khu Bắc Kinh gồm 03 Sư đoàn Không quân Chiến đấu (số 7, 15 và 24) và 01 Sư đoàn Không quân Vận tải số 34.

Quân khu Thành Đô gồm 02 Sư đoàn Không quân Chiến đấu (số 33 và 44).

Quân khu Quảng Châu gồm 01 Trung đoàn Không quân Độc lập số 2, 05 Sư đoàn Không quân Chiến đấu (số 2, 9, 18, 35 và 42), 01 Sư đoàn Không quân Ném bom số 8 và 01 Sư đoàn Không quân Vận tải số 13.

Quân khu Tế Nam gồm 01 Trung đoàn Không quân Độc lập số 1, 03 Sư đoàn Không quân Chiến đấu (số 12, 19 và 31) và 01 Sư đoàn Không quân Tấn công số 5.
Quân khu Lan Châu gồm 02 Sư đoàn Không quân Chiến đấu (số 6 và 37), 01 Sư đoàn Không quân Ném bom số 36.

Quân khu Nam Kinh gồm 01 Trung đoàn Không quân Độc lập số 3, 04 Sư đoàn Không quân Chiến đấu (số 3, 14, 26 và 29), 01 Sư đoàn Không quân Ném bom số 10 và 01 Sư đoàn Không quân Tấn công số 28.

Quân khu Thẩm Dương gồm 01 Trung đoàn Không quân Độc lập số 4, 05 Sư đoàn Không quân Chiến đấu (số 1, 4, 21, 30 và 39) và 02 Sư đoàn Không quân Tấn công (số 11 và 22).

Cùng 02 Tập đoàn Không quân số 15, 16 và 03 Sư đoàn Không quân số 43, 44 và 45 nằm dưới sự quản lý trực tiếp của BTL Không quân Quân Giải phóng Nhân Dân Trung Quốc.

Trang Bị:
Được trang bị các máy bay thế hệ mới, vũ khí điều khiển chính xác, hiện nay Không quân Trung Quốc không chỉ có khả năng thực hiện các nhiệm vụ truyền thống như phòng không và yểm trợ các lực lượng mặt đất, mà còn có thể tấn công các mục tiêu trên bộ và trên biển ở ngoài biên giới Trung Quốc.

Hiện nay, Không quân và Không quân của Hải quân Trung Quốc được biên chế đội máy bay chiến đấu hỗn hợp bao gồm cả những máy bay cũ được sử dụng từ những năm 1980, và các máy bay mới được biên chế trong những năm 1990 và sau này.

Các máy bay hiện tại chủ yếu là các máy bay chiến đấu và máy bay ném bom thế hệ thứ ba và thế hệ thứ tư, bao gồm 800 - 1.000 máy bay chiến đấu J-7 (MiG-21 Fishbed) và J-8II, 76 máy bay chiến đấu Su-27 do Nga sản xuất, 95 - 116 máy bay chiến đấu J-11 do Trung Quốc lắp ráp, 76 máy bay chiến đấu đa năng Su-30MKK của Nga, và khoảng 60 – 80 máy bay chiến đấu đa năng J-10 do Trung Quốc sản xuất.

Chưa rõ liệu Không quân Trung Quốc có kế hoạch thay thế đội máy bay ném bom tầm trung H-6 (Tu-16 Badger) bằng máy bay ném bom Tu-22M và Tu-95 hay không. Không quân Trung Quốc vẫn tiếp tục hiện đại hoá lực lượng tấn công trên bộ bằng việc biên chế thêm máy bay chiến đấu-ném bom JH-7, đến giờ đã triển khai được ít nhất năm trung đoàn JH-7 (ba trung đoàn thuộc Không quân của Hải quân và hai trung đoàn thuộc Không quân). Đồng thời, các máy bay cũ sẽ được nâng cấp bằng các hệ thống và thiết bị mới để kéo dài thời gian phục vụ.

Không quân Trung Quốc sẽ tiếp tục mua thêm máy bay vận tải tầm xa để cải thiện khả năng vận chuyển đường không. Ngoài 14 máy bay vận tải IL-76MD được biên chế từ những năm 1990, năm 2005 Trung Quốc đã đặt mua 30 chiếc IL-76 khác cùng với 4 chiếc máy bay tiếp dầu IL-78, nhưng việc bàn giao các máy bay này đã bị tạm hoãn vì lỗi sản xuất ở Nga. Đồng thời, Trung Quốc sẽ sản xuất máy bay vận tải loại C-130 bốn động cơ sản xuất trong nước để thay thế máy bay vận tải Y-8 (An-12 Cub).

Một xu hướng quan trọng trong nỗ lực hiện đại hoá của Không quân Mỹ trong những năm gần đây là phát triển và triển khai máy bay yểm trợ để tăng cường hiệu quả cho máy bay chiến đấu. Những máy bay yểm trợ này bao gồm máy bay tiếp dầu, máy bay cảnh báo sớm  và máy bay chỉ huy và cảnh báo trên không, máy bay tác chiến điện tử và trinh sát, máy bay tìm kiếm cứu nạn…

Ngọc Linh (Theo Sinodefence)

http://vitinfo.com.vn/Muctin/Quansu/TBQD/LA60207/default.htm