Định nghĩa vui về chi đoàn và cán bộ đoàn In
Thứ sáu, 02 Tháng 3 2012 15:02

Toán - tin: Nếu CĐ là một tập hợp con thì CBĐ là một véc tơ định hướng.


CNTT: Nếu CĐ là hệ thống mạng máy tính thì CBĐ là người quản trị mạng.


Vật lý: CBĐ và đoàn viên đều là những hạt mang điện tự do. Nhưng những hạt mang điện CBĐ có một khả năng đặc biệt là tạo ra một từ trường để dẫn và cùng với các hạt mang điện đi theo cùng một hướng để tạo ra một động lực, một dòng điện cực mạnh.


Hóa học: Nếu CĐ là nguyên tố hóa học, thì CBĐ là ông Mendeleep.


Sinh học: Nếu CĐ là tế bào thì CBĐ là phần tử hữu cơ cấu thành nên tế bào đó.


Ngữ văn: Nếu CĐ là tứ thơ thì CBĐ là cấu tứ để hình thành nên tứ thơ đó.

 


Lịch sử: CBĐ là người chỉ huy trên mặt trận và đoàn viên là những chiến sĩ xung phong trên mặt trận ấy.


Địa lí: CĐ là nền móng của trái đất, CBĐ là lớp vỏ cảnh quan của trái đất (tập hợp của những hợp phần Thạch quyển, thủy quyển, khí quyển, sinh quyển, thổ nhưỡng quyển).


GDCT: CĐ là cơ sở hạ tầng, CBĐ là kiến trúc thượng tầng quyết định cơ sở hạ tầng.


GDTH: Nếu CĐ là bảng chữ cái thì CBĐ là người ráp vần và đọc trơn thành tiếng.


GDTC: Nếu CĐ là cây lao thì CBĐ là người phóng lao.


GDMN: Nếu CĐ là những mầm non, thì CBĐ là người chăm sóc.


GDĐB: CĐ là một cơ thể sống khiếm khuyết thì CBĐ là kênh giao tiếp của cơ thể sống khiếm khuyết đó.


Tâm lý: CĐ là nhận thức thì CBĐ là động lực.


Quản lý GD: Nếu CĐ là con thuyền thì CBĐ là người lái thuyền.


Tiếng Anh: Nếu CĐ là từ vựng (Vocabulary) thì CBĐ là những từ nối (conjunction).


Tiếng Pháp: Nếu CĐ là khách du lịch thì CBĐ là hướng dẫn viên du lịch.


Tiếng Nga: Nhìn sông Vonga, nếu CĐ là dòng nước thì CBĐ là hai bờ sông Vonga.


Tiếng Trung: Nếu CĐ là những viên gạch nền tảng của trường thành thì CBĐ là những người thợ xây.


Tiếng Nhật: Nếu CĐ là một bộ Kimono thì CBĐ là sợi dây đai obi vừa giữ bộ áo vừa điểm xuyết làm đẹp kimono.


(sưu tầm)