Sử dụng sơ đồ trong dạy học tập đọc ở Tiểu học In
Chủ nhật, 13 Tháng 9 2015 15:18

SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TRONG DẠY HỌC TẬP ĐỌC Ở TIỂU HỌC

Nguyễn Thị Ly Kha *

Tóm tắt: Bài viết giới thiệu một số sơ đồ có thể sử dụng trong dạy học Tập đọc – phần hướng dẫn học sinh (HS) nắm nội dung và ý nghĩa của bài đọc. Đồng thời bài viết cũng cung cấp một số nhận xét kèm số liệu đánh giá của giáo viên, cán bộ quản lí, HS lớp 5, sinh viên năm thứ 4 ngành giáo dục tiểu học (TH) về mức cần thiết, độ hấp dẫn, tính hiệu quả, tính tiện dụng và độ thường xuyên trong việc sử dụng các loại sơ đồ khi dạy đọc hiểu.

Từ khóa: dạy học ở tiểu học, sơ đồ, tập đọc, đọc hiểu.

USING DIAGRAMS IN TEACHING READING IN PRIMARY EDUCATION

Abstract: The article introduces some diagrams which can be used in teaching reading, guiding students to understand the content and meaning of the lesson. Moreover, the article also provides some comments illustrated with figures from teachers, managerial staff, fifth graders and senior students of Primary Education about the necessity, attractiveness, effectiveness, convenience and frequency of the use of diagrams in teaching reading comprehension.

Keywords: diagram, reading, reading comprehension, primary education.

Theo Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê) sơ đồ là một dạng “hình vẽ quy ước, sơ lược, nhằm mô tả đặc trưng nào đó của sự vật hay một quá trình nào đó”.

Dùng sơ đồ để tóm tắt kiến thức là hoạt động quen thuộc với cả thầy và trò ngay từ bậc TH, thậm chí từ bậc học mầm non [9]. Trong dạy học, sơ đồ được sử dụng thường bao gồm đường nét và hoặc hình ảnh kèm từ ngữ biểu thị nội dung bài học, trong đó từ ngữ giữ vai trò cốt yếu, đường nét và hình ảnh là yếu tố bổ trợ (xin xem (x.) [3], [7], [10]).

Biện pháp sơ đồ hóa các đơn vị kiến thức để giúp người học nắm vững kiến thức thường được sử dụng khi ôn tập, củng cố bài học. Tuy nhiên cũng có thể sử dụng các kiểu sơ đồ trước và sau khi HS tiếp xúc với văn bản [11].

Ở trường TH Việt Nam, sơ đồ, sơ đồ hóa thường được giáo viên (GV) sử dụng khi dạy học các môn Tự nhiên và Xã hội, Lịch sử, Địa lí, Khoa học; việc sử dụng sơ đồ trong dạy học Tập đọc vẫn còn xa lại với không ít GV (x. bảng 3, bảng 4). Bài viết này bàn đến việc sử dụng sơ đồ trong dạy học đọc hiểu cho HS TH ở bước củng cố nội dung bài học.

Có nhiều loại sơ đồ được nhắc đến, như bản đồ tư duy, Plot Diagram (sơ đồ cốt truyện), sơ đồ Venn, bản đồ khái niệm, Graphic (bảng biểu), sơ đồ mạng nhện, sơ đồ cấu trúc, sơ đồ địa học, v.v.. Và cũng có nhiều cách gọi cho các loại sơ đồ, chẳng hạn gọi theo chức năng: sơ đồ tóm tắt, bản đồ khái niệm, sơ đồ quá trình; gọi theo hình dạng: sơ đồ mạng nhện, sơ đồ cành cây, sơ đồ đường tròn, biểu đồ bong bóng [3], [6], [8], [10]. Do phạm vi vấn đề bàn đến là sử dụng sơ đồ trong dạy học Tập đọc cho HS TH, nên ở bài viết này, chúng tôi dùng cách gọi thứ hai, cách gọi thường gặp, ngoại trừ những trường hợp đã được thuật ngữ hóa như bản đồ tư duy, sơ đồ Venn và những khi trích dẫn.

[ … [1] ]

 


* PGS TS, Trường Đại học Sư phạm TPHCM

[1] Toàn văn được đăng từ trang 42 Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm TPHCM, số 6 (71)/2015