PHÒNG TRÁNH TỰ TỬ Ở TRẺ VỊ THÀNH NIÊN In
Chủ nhật, 17 Tháng 4 2016 04:02

Tự tử là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 (sau tai nạn và giết người) ở trẻ vị thành niên Mỹ (Trung tâm thống kê y tế quốc gia, Hoa Kì, 1993). Trong 100 trẻ vị thành niên có khoảng 10 trẻ báo cao ít nhất có 1 lần tính tự tử nhưng trong 10.000 trẻ vị thành niên thì chỉ có 1 là tự tử thật. Tự tử thường gặp ở nam nhiều hơn ở nữ, ở trẻ vị thành niên Mỹ gốc Âu nhiều hơn Mỹ gốc Phi. Tuy nhiên, trẻ vị thánh niên Mỹ bản địa có tỉ lệ tự tử cao nhất so với các nhóm dân tộc thiểu số ở Mỹ (Garland & Zigler, 1993).

Trầm cảm là dấu hiệu báo trước cho tự tử, lạm dụng chất gây nghiện là một dấu hiệu khác (Rich, Shermanm, & Fowler, 1990; Summerville, Kaslow, & Doepke, 1996). Một vài trường hợp tự tử mang tính tự phát, trong hầu hết trường hợp, đều có dấu hiệu cảnh báo (Atwater, 1992). Đây là một số dấu hiệu thường gặp:

  • Đe dọa tự tử
  • Bị cái chết ám ảnh
  • Thay đổi trong thói quen ăn ngủ
  • Không còn thiết tha những hoạt động vốn ưa thích trước đây
  • Thay đổi đáng kể trong nhân cách
  • Luôn có cảm giác buồn chán và bất lực
  • Cho hết đồ sở hữu đáng giá

Nếu bạn biết có người có những dấu hiệu này, đừng bỏ mặc họ. Bạn hãy hỏi thăm người ấy đang có dự định gì. Hãy bình tĩnh và giúp đỡ, nếu người ấy có vẻ như chuẩn bị tự tử, đừng để người ấy ở một mình. Hãy ở bên họ cho đến khi bạn bè hoặc người thân khác đến. Điều quan trọng hơn: hãy cố khuyên trẻ vị thành niên đến khám ở chuyên khoa. Liệu pháp là điều cần thiết trong việc điều trị “cảm giác” trầm cảm và bất lực vốn thường dẫn đến ý định tự tử (Garland & Ziglen, 1993).

Robert V.Kail, John C.Cavanaugh