Dự án Tiềm năng con người In
Thứ năm, 14 Tháng 4 2016 03:09

Qũy Bernard van Leer tại The Hahue, Hà Lan, là một tổ chức quốc tế phi lợi nhuận hoạt động dành cho trẻ em và thanh thiếu niên thiệt thòi, Qũy này hỗ trợ những dự án có tính sáng kiến nhằm phát triển những cách tiếp cận mang tính cộng đồng cho giáo dục và chăm sóc trẻ em, ban đầu nhằm giúp trẻ thiệt thòi nhận thức được tiềm năng của chúng.

Năm 1979, Qũy đã đề nghị Khoa Giaó dục Sau đại học của Đại học Harward đánh giá tình hình nhận thức khoa học về khái niệm “tiềm năng con người” và những sự hiện thực hóa tiềm năng con người. Từ sự hướng dẫn chung này, trong nhiều năm qua, một nhóm các học giả tại đại học Harward đã tham gia nghiên cứu bản chất và sự hiện thực hóa tiềm năng người. Các hoạt động dưới sự bảo trợ của Dự án Tiềm năng con người bao gồm việc điểm lại những tài liệu liên quan trong lĩnh vực lịch sử, triết học và các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, một loạt những hội thảo quốc tế về khái niệm phát triển con người trong những tuyền thống văn hóa khác nhau, và đặt viết những bài báo và sách.

Những nhà nghiên cứu chủ yếu của dự án đại diện cho nhiều địa hạt và mối quan tâm khác nhau. Gerald S.Lesser, người đứng đầu ban điều hành của dự án, là một nhà giáo dục và nhà tâm lý học phát triển, kiến trúc sư chính trong việc xây dựng các chương trình truyền hình giáo dục dành cho trẻ em. Howard Gardner là một nhà tâm lý học đã nghiên cứu sự phát triển các kỹ năng biểu trưng ở những trẻ em bình thường và những trẻ em có năng khiếu, và sự sút kém những kỹ năng như vậy ở những người lớn bị tổn thương não. Israel Scheffler là một nhà triết học nghiên cứu làm việc liên quan đến triết học giáo dục, triết học của khoa học và triết học của ngôn ngữ. Robert LeVine, một nhà nhân chủng học xã hội đã từng làm việc tài vùng cận Sahara thuộc châu Phi và Mexico để nghiên cứu đời sống gia đình, cách chăm sóc trẻ nhỏ và sự phát triển tâm lý. Merry White là một nhà xã hội học và một chuyên gia về Nhật Bản đã từng nghiên cứu về giáo dục, các tổ chức chính thức và vai trò của phụ nữ ở thế giới thứ ba và Nhật Bản. Sự đa dạng vế mối quan tâm và lĩnh vực nghiên cứu đã cho phép dự án chọn một cách tiếp cận đa diện cho những vấn đề về tiềm năng con người.

Cuốn sách đầu tiên được công bố dưới sự bảo trợ của Dự án là Cơ cấu trí khôn của Howard Gardner, một công trình nghiên cứu tiềm năng trí tuệ con người, công trình này không chỉ dựa trên nghiên cứu tâm lý học mà còn dựa trên những môn khoa học liên quan đến sinh học và những kết quả phát hiện về sự phát triển và sử dụng tri thức tại các nền văn hóa khác nhau.

Cuốn sách thứ hai của dự án là Về tiềm năng con người [Of Human Potential] của Israel Scheffler, cuốn sách này đề cập đến những phương diện triết học của khái niệm tiềm năng. Bằng cách phác họa nền tảng của khái niệm và đặt nó vào bối cảnh lý luận chung về bản chất con người, công trình nghiên cứu này đề xuất ba sự tái dựng mang tính phân tích về khái niệm [tiềm năng con người] và đưa ra những đánh giá mang tính hệ thống về chính sách và vấn đề giáo dục của các nhà hoạch định chính sách.

Cuốn sách thứ ba của dự án là Những điều kiện của con người: cơ sở văn hóa của sự phát triển giáo dục [Human Conditions: The Cultural Basic of Educational Development] của Albert A.LeVine và Merry I.White. Bằng cách nhấn mạnh vao trò mang tính quyết định của các nhân tố văn hóa trong sự tiến bộ của quá trình phát triển con người, cuốn sách đưa ra những mô hình mới cho sự phát triển dựa trên nhân chủng học xã hội theo dọc suốt cuộc đời con người và dựa trên lịch sử về mặt xã hội của gia đình và nhà trường.

Để cung cấp những thông tin cơ bản cho nghiên cứu về tính đa dạng trong phát triển, dự án đã thành lập các nhóm tư vấn ở Ai Cập, Ấn Độ, Nhật Bản, Mexico, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và Tây Phi. Các bài viết chọn lọc được trình bày bởi các nhà tư vấn tại các hội thảo của dự án được đưa vào cuốn Sự quá độ về văn hóa: Trải nghiệm của con người và những thay đổi về mặt xã hội ở Thế giới thứ Ba và Nhật Bản [The Cultural Transition: Human Experience and Social Transformations in the Third Word and Japan], cuốn sách thứ tư do Merry I.White và Susan Pollak biên tập. Các đại diện của các cơ quan phát triển quốc tế cũng được thuê để tư vấn và thông tín viên trong suốt giai đoạn 5 năm của dự án. Thông qua sự đối thoại và nghiên cứu quốc tế như vậy, dự án đã tìm cách tạo ra một môi trường đa lĩnh vực nghiên cứu vì sự nhận thức về tiềm năng con người.

Howard Gardner