Lịch công tác

 
Tháng Năm 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
29 30 1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31 1 2

Đăng Nhập

 



Khóa bồi dưỡng chuyên đề “Luyện Chữ Đẹp”

Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh thông báo chiêu sinh Khóa bồi dưỡng chuyên đề “Luyện Chữ Đẹp” tổ chức tại trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

Thông tin chi tiết xin xem tại đây.


PTN AILab tuyển sinh viên cho dự án KHAN

PTN AILab tuyển sinh viên cho dự án KHAN (tạo bài giảng môn toán từ lớp 1-6)

Phòng thí nghiệm AILab trực thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG–HCM là nơi thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực Trí tuệ Nhân tạo, Giáo dục và Y tế.

Nhằm triển khai đề tài ứng dụng MOOC do Lãn sự quán Hoa Kỳ tài trợ, PTN AILab ra thông báo tuyển dụng như sau:

I. Mô tả công việc:

Tạo video giải các bài tập mẫu môn toán từ lớp 1 đến lớp 6 bằng tiếng Việt.

II. Số lượng tuyển dụng: 5 người, ưu tiên nữ.

III. Đối tượng:

- Sinh viên hoặc học viên Cao học (ưu tiên cho SV ngành Toán, CNTT).

V. Thời gian và địa điểm làm việc: linh động (làm việc tại nhà hoặc PTN AILab)

VI. Quyền lợi:

- Mức lương dự kiến: thoả thuận theo sản phẩm (từ 2 đến 5tr/tháng).

- Được đào tạo, huấn luyện và tham gia làm trợ giảng ở giai đoạn sau của dự án.

Sinh viên, học viên quan tâm vui lòng gửi CV, và bảng điểm tới địa chỉ email: ailab@.hcmus.edu.vn trước ngày 04/06/2017. PTN AILab chỉ liên hệ phỏng vấn với những ứng viên đủ tiêu chuẩn.


Liên hệ với nhà trường

+ Khoa Giáo dục Tiểu học

Trường Đại học Sư phạm Tp.Hồ Chí Minh

280 An Dương Vương, Phường 4, Quận 5, Tp.Hồ Chí Minh

Điện thoại: (08) 38352020 - số nội bộ 135

Website: http://khoagdth.hcmup.edu.vn

Email: khoagdth@hcmup.ede.vn


+ Phòng Đào tạo

Điện thoại: (08) 38352020 - số nội bộ 143


+ Phòng Sau đại học

Điện thoại: (08) 38352020 - số nội bộ 181, 182, 183, 184

Website: http://sdh.hcmup.edu.vn

Email: phongsdh@hcmup.ede.vn


Hội thi “Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lần thứ IX, năm 2016 -2017”

Ngày 27 tháng 7 vừa qua, tại Sở Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã diễn ra vòng thi thuyết trình của Hội thi “Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lần thứ IX, năm 2016 -2017”. Tại hội thi, các thí sinh lần lượt trưng bày và thuyết trình bảo vệ sản phầm của mình trước hội đồng chuyên môn. Một số sản phẩm kỹ thuật có tính sáng tạo và tính ứng dụng cao đặc biệt trong việc dạy và học tại các trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông…

 

Hội đồng chuyên môn chấm thi ngoài sự có mặt của thầy cô các trường Trung học cơ sở, Trung học Phổ thông thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu còn có sự góp mặt hỗ trợ của thầy Thạc sĩ Trần Đức Thuận và Thạc sĩ Phạm Phương Anh thuộc khoa Giáo dục Tiểu học trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh nhằm đảm bảo sự đánh giá chính xác chuyên môn và tính khách quan cho hội thi.

Hội thi năm nay được đánh giá cao về tính kỹ thuật và sự sáng tạo cho thấy chất lượng Hội thi được nâng dần lên qua mỗi năm. Một số sản phẩm tập trung vào việc hỗ trợ dạy và học cho giáo viên như, mô hình miêu tả vòng tuần hoàn của nước, mô hình nhà máy Thủy điện, quy trình xử lý nước, bàn học đa năng…

Bên cạnh đó, một số sáng tạo kỹ thuật mang yếu tố bảo vệ môi trường thông qua các mô hình được thiết kế kỹ thuật bằng những vật liệu tái chế như thìa, ống hút, đĩa CD cũ.

 

Hội thi “Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lần IX” là cơ hội để các giáo viên, các nhà kỹ thuật giao lưu học hỏi và trình bày những ý tưởng cũng như các sáng tạo kỹ thuật. Qua hội thi, một số ý tưởng kỹ thuật đột phá được các sở ngành như sở Khoa học kỹ thuật, phòng thiết bị dạy học sở giáo dục đào tạo quan tâm và đặt hàng, tạo điều kiện ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào dạy học tại các trường học.


LSIS

Hệ thống Giáo dục Những ngôi sao nhỏ LSIS, một trong những đơn vị tài trợ cho Hội thảo Quốc tế về Didactic Toán lần thứ VI

http://ngoisaonho.edu.vn/


Một "cơn gió lạ" PDF. In Email
Thứ hai, 28 Tháng 3 2011 02:48

Trần Ngọc Thu Hà

(SV khoá 33, khoa GDTH)

“Cơn gió lạ” là cái tên mà tôi đặt cho Chuyên đề 7: Phương pháp dạy học “ Bàn tay nặn bột” (La main à la pâte).

“Cơn gió” ấy mang đến cho chúng tôi một cách học mới: xây dựng cơ sở lí thuyết trên nền tảng thực hành. Những kiến thức khoa học lí thú được xây dựng, kiểm chứng, những kết luận khoa học được rút ra qua từng thí nghiệm chứ không chỉ “học vẹt”, “biết chay” qua những trang sách khô khan như từ trước đến nay.

Chúng tôi cùng nhau học tập, tìm hiểu một phương pháp dạy học tích cực, phương pháp Bàn tay nặn bột, qua nhiều “vai”: Sinh viên, học sinh tiểu học, các nhà nghiên cứu khoa học… Mỗi buổi học đều để lại cho chúng tôi những cảm xúc sâu sắc, những ấn tượng khó quên ! Trong quá trình học chuyên đề này, những vấn đề khoa học tưởng như đã  quá gần gũi, quen thuộc với chúng tôi bỗng trở nên hết sức lí thú thông qua cách tiếp cận mới lạ.

Có bao giờ bạn tự hỏi: Nước có những tính chất gì ? làm thế nào để biết được điều đó ? Làm thế nào để biết xung quanh chúng ta có không khí ? không khí có những thành phần nào ? chất khí nào duy trì sự cháy và sự sống ? Làm thế nào để biết tại sao có âm thanh ? Âm thanh có thể lan truyền trong những môi trường nào ? Làm thế nào để biết tại sao có gió ? vv và vv. Chỉ cần làm một số thí nghiệm đơn giản, bạn sẽ tìm được câu trả lời. Đó là các kiến thức khoa học mà ta sẽ không bao giờ quên nhờ được trực tiếp “nhúng tay vào bột” như cái tên của phương pháp, có nghĩa là trực tiếp trải nghiệm, tự mình tìm ra kiến thức mới. Lớp học bỗng chốc biến thành “phòng thí nghiệm”, sinh viên trở thành ‘nhà nghiên cứu”, những vật dụng quen thuộc, rẻ tiền, dễ kiếm hay những phế liệu có thể tái chế mà bạn nhặt nhạnh ở đâu đó bỗng biến thành dụng cụ thí nghiệm: vỏ chai nước suối, ống hút, đất nặn, bịch nilon, bóng bay, li, tách, xô, chậu…  Kiến thức khoa học được hình thành từ những vật dụng đơn giản như thế đấy. Ngoài ra, bạn vừa có thể làm khoa học vừa bảo vệ môi trường !

Với mong muốn tìm hiểu những khó khăn và thuận lợi của chính học sinh tiểu học khi học tập bằng phương pháp BTNB, chúng tôi hoá thân thành chính các em. Mỗi người chuẩn bị một cuốn vở để “lưu lại” quá trình làm việc của mình. Vừa phải làm thí nghiệm, vừa phải chăm chút câu chữ trong bài báo cáo, vừa phải tìm cách “sơ đồ hoá” tiến trình thí nghiệm, rồi báo cáo trước lớp…cho nên chúng tôi tốn khá nhiều thời gian và công sức. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy đây là cơ hội rất tốt để học sinh sở hữu một công cụ quan trọng của một nhà nghiên cứu: biết diễn đạt những hiểu biết của mình bằng nhiều cách khác nhau.

Tuy là sinh viên nhưng không phải thí nghiệm nào chúng tôi cũng thực hiện suôn sẻ. Khâu lựa chọn đồ dùng, vật liệu, xây dựng các bước thí nghiệm đóng vai trò quan trọng. Đôi khi chúng tôi nếm trải thất bại nhiều lần mới đi đến được những kết luận khoa học chính xác. Điều này sẽ giúp chúng tôi hiểu được những khó khăn mà học sinh tiểu học gặp phải khi thực hành thí nghiệm.

Chúng tôi được chia thành các nhóm khoảng 7 hoặc 8 người. Khi làm việc, mọi người đều có “quyền lợi và nghĩa vụ” đưa ra ý kiến của mình. Tư duy độc lập được phát triển, tinh thần hợp tác nhóm được xây dựng. Cá nhân bảo vệ ý kiến của mình nhưng đồng thời cũng phải biết lắng nghe ý kiến của bạn, của tập thể. Ai cũng được luân phiên làm nhóm trưởng, làm thư kí. Điều này rèn cho học sinh khả năng tổ chức, xây dựng kế hoạch làm việc cho nhóm…

Tôi cho rằng nếu học sinh tiểu học được tìm hiểu những kiến thức khoa học theo phương pháp BTNB, chắc chắn các em sẽ học tập với niềm vui thích vô tận. Đó cũng chính là những cảm xúc mà tôi đã trải qua sau mỗi tiết của chuyên đề. Được tự do, khám phá, tìm tòi những vấn đề khoa học quen thuộc để từ đó xây dựng, đúc kết thành một phương pháp dạy học, đây là cách học đầy sáng tạo, chứ không phải học lí thuyết “suông” một cách áp đặt. Mỗi ngày đến lớp tôi cảm thấy không có sự gò bó, buồn chán mà là niềm vui, niềm hứng khởi học tập.

Chúng tôi hi vọng với phương pháp dạy học tích cực này,  chúng tôi có thể  đem đến cho học sinh tương lai của mình những trải nghiệm lí thú về việc hình thành những kiến thức khoa học, đồng thời góp phần phát triển năng lực cá nhân của từng em, giúp các em phát huy tinh thần hợp tác làm việc nhóm. Theo tôi, đấy là những kĩ năng sống quan trọng, giúp các em thích ứng với một cuộc sống năng động và hiện đại, là hành trang cần thiết để các em vào đời. Mong sao với phương pháp dạy học Bàn tay nặn bột, “mỗi ngày đến trường” của các em sẽ luôn là “mỗi ngày vui”.

 TP. Hồ Chí Minh tháng 11 năm 2010