Lịch công tác

 
Tháng Năm 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
29 30 1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31 1 2

Đăng Nhập

 



Khóa bồi dưỡng chuyên đề “Luyện Chữ Đẹp”

Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh thông báo chiêu sinh Khóa bồi dưỡng chuyên đề “Luyện Chữ Đẹp” tổ chức tại trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

Thông tin chi tiết xin xem tại đây.


PTN AILab tuyển sinh viên cho dự án KHAN

PTN AILab tuyển sinh viên cho dự án KHAN (tạo bài giảng môn toán từ lớp 1-6)

Phòng thí nghiệm AILab trực thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG–HCM là nơi thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực Trí tuệ Nhân tạo, Giáo dục và Y tế.

Nhằm triển khai đề tài ứng dụng MOOC do Lãn sự quán Hoa Kỳ tài trợ, PTN AILab ra thông báo tuyển dụng như sau:

I. Mô tả công việc:

Tạo video giải các bài tập mẫu môn toán từ lớp 1 đến lớp 6 bằng tiếng Việt.

II. Số lượng tuyển dụng: 5 người, ưu tiên nữ.

III. Đối tượng:

- Sinh viên hoặc học viên Cao học (ưu tiên cho SV ngành Toán, CNTT).

V. Thời gian và địa điểm làm việc: linh động (làm việc tại nhà hoặc PTN AILab)

VI. Quyền lợi:

- Mức lương dự kiến: thoả thuận theo sản phẩm (từ 2 đến 5tr/tháng).

- Được đào tạo, huấn luyện và tham gia làm trợ giảng ở giai đoạn sau của dự án.

Sinh viên, học viên quan tâm vui lòng gửi CV, và bảng điểm tới địa chỉ email: ailab@.hcmus.edu.vn trước ngày 04/06/2017. PTN AILab chỉ liên hệ phỏng vấn với những ứng viên đủ tiêu chuẩn.


Liên hệ với nhà trường

+ Khoa Giáo dục Tiểu học

Trường Đại học Sư phạm Tp.Hồ Chí Minh

280 An Dương Vương, Phường 4, Quận 5, Tp.Hồ Chí Minh

Điện thoại: (08) 38352020 - số nội bộ 135

Website: http://khoagdth.hcmup.edu.vn

Email: khoagdth@hcmup.ede.vn


+ Phòng Đào tạo

Điện thoại: (08) 38352020 - số nội bộ 143


+ Phòng Sau đại học

Điện thoại: (08) 38352020 - số nội bộ 181, 182, 183, 184

Website: http://sdh.hcmup.edu.vn

Email: phongsdh@hcmup.ede.vn


Hội thi “Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lần thứ IX, năm 2016 -2017”

Ngày 27 tháng 7 vừa qua, tại Sở Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã diễn ra vòng thi thuyết trình của Hội thi “Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lần thứ IX, năm 2016 -2017”. Tại hội thi, các thí sinh lần lượt trưng bày và thuyết trình bảo vệ sản phầm của mình trước hội đồng chuyên môn. Một số sản phẩm kỹ thuật có tính sáng tạo và tính ứng dụng cao đặc biệt trong việc dạy và học tại các trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông…

 

Hội đồng chuyên môn chấm thi ngoài sự có mặt của thầy cô các trường Trung học cơ sở, Trung học Phổ thông thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu còn có sự góp mặt hỗ trợ của thầy Thạc sĩ Trần Đức Thuận và Thạc sĩ Phạm Phương Anh thuộc khoa Giáo dục Tiểu học trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh nhằm đảm bảo sự đánh giá chính xác chuyên môn và tính khách quan cho hội thi.

Hội thi năm nay được đánh giá cao về tính kỹ thuật và sự sáng tạo cho thấy chất lượng Hội thi được nâng dần lên qua mỗi năm. Một số sản phẩm tập trung vào việc hỗ trợ dạy và học cho giáo viên như, mô hình miêu tả vòng tuần hoàn của nước, mô hình nhà máy Thủy điện, quy trình xử lý nước, bàn học đa năng…

Bên cạnh đó, một số sáng tạo kỹ thuật mang yếu tố bảo vệ môi trường thông qua các mô hình được thiết kế kỹ thuật bằng những vật liệu tái chế như thìa, ống hút, đĩa CD cũ.

 

Hội thi “Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lần IX” là cơ hội để các giáo viên, các nhà kỹ thuật giao lưu học hỏi và trình bày những ý tưởng cũng như các sáng tạo kỹ thuật. Qua hội thi, một số ý tưởng kỹ thuật đột phá được các sở ngành như sở Khoa học kỹ thuật, phòng thiết bị dạy học sở giáo dục đào tạo quan tâm và đặt hàng, tạo điều kiện ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào dạy học tại các trường học.


LSIS

Hệ thống Giáo dục Những ngôi sao nhỏ LSIS, một trong những đơn vị tài trợ cho Hội thảo Quốc tế về Didactic Toán lần thứ VI

http://ngoisaonho.edu.vn/


Trang ChủĐoàn - Hội sinh viênKế hoạch - Thông báo  
KẾ HOẠCH - Tổ chức dự án “ Đọc sách cùng trẻ” tháng 2 Chủ đề “Gia đình” PDF. In Email
Thứ bảy, 08 Tháng 2 2020 02:50

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

ĐOÀN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

BCH KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

***

Số: 09-KH/ĐTN-GDTH                                                                                             Tp Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 01 năm 2020

KẾ HOẠCH

Tổ chức dự án “ Đọc sách cùng trẻ” tháng 2

Chủ đề “Gia đình”

---------------

1. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU

1.1. Mục đích

-     Rèn luyện, phát huy văn hóa đọc trong học sinh, Đoàn viên, thanh niên; tổ chức nhiều hoạt động thiết thực giúp học sinh trường Tiểu học được tiếp cận và tìm hiểu nhiều loại sách.

-     Góp phần tạo điều kiện cho đoàn viên, thanh niên khoa Giáo dục Tiểu học rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ thông qua các hoạt động tại trường Tiểu học.

-     Tạo điều kiện cho học sinh tham gia các hoạt động vui chơi lành mạnh và rèn luyện kỹ năng sống.

-     Giúp học sinh hình thành lòng kính trọng, biết ơn, yêu thương gia đình.

1.2. Yêu cầu

-      Đoàn viên, thanh niên tham gia tích cực, nghiêm túc.

-      Công tác truyền thông được đẩy mạnh, tuyên truyền rộng rãi đến đoàn viên, thanh niên khoa Giáo dục Tiểu học.

-      Công tác tổ chức hiệu quả, tiết kiệm.

  1. 2. THỜI GIAN - ĐỊA ĐIỂM

2.1. Thời gian

-     8g00, ngày 28/02/2020.

2.2. Địa điểm

-     Trường Tiểu học Khai Minh (15 Lê Công Kiều, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Hồ Chí Minh).

  1. 3. ĐỐI TƯỢNG THAM GIA

- Đoàn viên, thanh niên đang học tập tại khoa Giáo dục Tiểu học, trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.

- Học sinh khối Hai trường Tiểu học Khai Minh.

  1. 4. NỘI DUNG THỰC HIỆN

4.1. Hoạt động 1: Khởi động:

- Người hướng dẫn: Hỏi 1 số câu liên quan đến dịp Tết vừa qua (Ví dụ: “Tết này các bạn có cảm thấy vui không nè?”, “Các bạn có được ba mẹ dẫn đi chúc Tết, đi chơi nhiều không?”,...)

- Học sinh trả lời

- Người hướng dẫn: Tết này bạn nào cũng vui và được ba mẹ đẫn đi nhiều nơi đúng không nè? Và Tết cũng là lúc gia đình sum họp, quây quần, vui vẻ bên nhau, kể cho nhau nghe những chuyện buồn vui trong suốt 1 năm qua. Và gia đình là nơi nuôi dưỡng, bảo vệ, dạy dỗ mỗi con người. Mỗi người trong gia đình luôn phải biết quan tâm giúp đỡ lẫn nhau. Vậy có 1 bài hát nói về gia đình rất hay, đó là bài “Ba ngọn nến lung linh” (hoặc “Cả nhà thương nhau”), các bạn hát cùng với cô nhé.

- Cả lớp cùng nhau hát bài “Ba ngọn nến lung linh” hoặc bài “Cả nhà thương nhau”.

- Người hướng dẫn dẫn dắt: Từ nãy đến giờ thì cô và các bạn đã nhắc rất nhiều đến 2 từ “gia đình” đúng không nè? Bởi vì đó chính là tên chủ đề của buổi đọc sách ngày hôm nay. Và tiếp theo thì cô sẽ cùng với các bạn tìm hiểu xem 2 bạn nhỏ trong 2 bài thơ “Ru mẹ ngủ”và “Nụ hôn của bé” đã quan tâm mẹ của bạn ấy như thế nào nha?

- Giới thiệu 2 bài thơ “Ru mẹ ngủ” và “Nụ hôn của bé” trong tập thơ “Thương Bà” của Nhà Xuất bản Giáo dục.

4.2. Hoạt động 2: Đọc và tìm hiểu nội dung câu truyện:

- Chia các em thành nhóm 10 và cùng nhau đọc truyện.

- Tổ chức trò chơi “Bán câu hỏi" (Mỗi nhóm sẽ được phát 1 tấm bảng tên nhóm. Đại diện mỗi nhóm bốc 1 lá thăm câu hỏi và đem về nhóm, mỗi nhóm có 5s thảo luận. Sau 5s, người hướng dẫn mời đại diện của nhóm bất kì đứng lên đọc câu hỏi và bán câu hỏi cho nhóm tùy chọn trả lời, các nhóm còn lại ở vị trí giám khảo.Sau khi nhóm được bán câu hỏi trả lời thì các nhóm còn lại nhận xét, người hướng dẫn đưa ra kết luận).

- 10 câu hỏi trong lá thăm:

1. "Nụ mai chớm hé" nghĩa là nụ mai ấy như thế nào? - Trả lời: "Mới nở"

2. Em bé trong bài thơ "Nụ hôn của bé" trao nụ hôn cho ai? Lên đâu?

→ Trả lời: " Lên má mẹ".

3. Em bé trong bài thơ "Nụ hôn của bé" thấy lạ gì ở má của mẹ sau khi hôn?"

→ Trả lời: “Hương thơm".

4. Em có thấy em bé trong 2 bài thơ có yêu thương mẹ mình không?

→ Trả lời: " Có ạ".

5. Tình yêu thương của em bé trong bài thơ "Nụ hôn của bé" đối với mẹ đẹp như gì?

→ Trả lời: "Truyện kể"

6. Trong bài thơ "Ru mẹ ngủ" ai là người bị ốm?

→ Trả lời: "Người mẹ"

7. Trong bài thơ "Ru mẹ ngủ" ai là người ru mẹ ngủ?

→ Trả lời: "Người con"

8. Trong bài thơ "Ru mẹ ngủ", người con ru "hạt lúa sum vầy" có nghĩa lúa ấy như thế nào?

→ Trả lời: "Lúa trổ nhiều hoa"

9. Người mẹ trong bài thơ "Ru mẹ ngủ" làm nghề gì?

10. Em bé ở 2 bài thơ có điểm gì giống nhau?

→ Trả lời: "Đều thương yêu mẹ"

Hoạt động 3: Làm thiệp 3D bày tỏ tình cảm với người thân trong gia đình

- Các em được phát cho mỗi người 1 mẩu giấy hình trái tim, 1 tờ giấy A5 gấp đôi và 1 mẩu giấy hình chữ nhật nhỏ.

- Hướng dẫn các em cách thức làm thiệp hình trái tim 3D: Lấy mẩu giấy hình chữ nhật dán 2 đầu lại thành vòng tròn, 1 mặt dán vào vị trí muốn dán trên bìa thiệp, 1 mặt dán hình trái tim .

- Các em sẽ được tự do trang trí, ghi những lời yêu thương, lời chúc đến với những người trong gia đình.

Link tham khảo: https://www.pinterest.com/pin/552324341799671355/

 

  1. 5. THÀNH LẬP BAN TỔ CHỨC

5.1. Thành lập Ban tổ chức

-       Đ/c Vũ Hoàng Thanh Như              PBTBCHĐK     Trưởng BĐH

-       Đ/c Trần Thùy Linh                         UVBCHĐK      Phó BĐH

-       Đ/c Lê Vinh Anh Khoa                   UVBCHĐK      Thành viên

-       Đ/c Nguyễn Thị Thùy Linh             UVBCHĐK      Thành viên

-       Đ/c Bạch Thùy Trang                      BTCĐ               Thành viên

-       Đ/c Nguyễn Thị Ngọc Hân             BTCĐ               Thành viên

-       Đ/c Lê Châu Anh Khoa                   PBTCĐ             Thành viên

-       Đ/c Nguyễn Lý Bảo Vy                  PBTCĐ             Thành viên

-       Đ/c Văn Quế Trân                           Đoàn viên         Thành viên

-       Đ/c Nguyễn Lê Hoàng Trâm           Đoàn viên         Thành viên

-       Đ/c Đinh Thị Ngọc Trân                 Đoàn viên         Thành viên

-       Đ/c Phạm Thị Hương Quỳnh          Đoàn viên         Thành viên

-       Đ/c Nguyễn Thành Đạt                   Đoàn viên         Thành viên

-       Đ/c Huỳnh Lê Anh Thư                 Đoàn viên         Thành viên

-       Đ/c Từ Vân Anh                              Đoàn viên         Thành viên

-       Đ/c Vũ Hàng Thanh Trúc                Đoàn viên         Thành viên

5.2 Tiến trình thực hiện

-         07/01/2020-08/02/2020: Lập kế hoạch, xin ý kiến.

-         09/02/2020: Triển khai kế hoạch.

-         10-20/02/2020: Công tác chuẩn bị.

-         21/02/2020: Thực hiên kế hoạch.

-         22/02/2020: Họp rút kinh nghiệm.


Nơi nhận:

- Chi Ủy – BCN Khoa

- BTV Đoàn trường

- BCH Đoàn khoa

- Lưu VP

- Lưu TV

- Liên đội TH Khai Minh

- Tổng phụ trách TH Khai Minh

TM. BCH ĐOÀN KHOA

BÍ THƯ

(đã kí)

Triệu Minh Quyên

 
KẾ HOẠCH - Tổ chức dự án “ Đọc sách cùng trẻ” tháng 12 Chủ đề “Dinh dưỡng” PDF. In Email
Chủ nhật, 08 Tháng 12 2019 02:18

ĐOÀN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH                                                                            ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

BCH KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

***

Số: 05-KH/ĐTN-GDTH                                                                                     Tp Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 11 năm 2019

KẾ HOẠCH

Tổ chức dự án “ Đọc sách cùng trẻ” tháng 12

Chủ đề “Dinh dưỡng”

---------------

1. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU

1.1. Mục đích

-     Nhằm giúp học sinh hiểu hơn về những loại thực phẩm cần thiết cho cơ thể qua chủ đề “Dinh dưỡng”.

-     Rèn luyện, phát huy văn hóa đọc trong học sinh, Đoàn viên, thanh niên; tổ chức nhiều hoạt động thiết thực giúp học sinh trường Tiểu học được tiếp cận và tìm hiểu nhiều loại sách.

-     Góp phần tạo điều kiện cho đoàn viên, thanh niên khoa Giáo dục Tiểu học rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ thông qua các hoạt động tại trường Tiểu học.

-     Tạo điều kiện cho học sinh tham gia các hoạt động vui chơi lành mạnh và rèn luyện kỹ năng sống.

-     Giúp học sinh hiểu và hình thành thói quen ăn uống có khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng.

1.2. Yêu cầu

-      Đoàn viên, thanh niên tham gia tích cực, nghiêm túc.

-      Công tác truyền thông được đẩy mạnh, tuyên truyền rộng rãi đến đoàn viên, thanh niên khoa Giáo dục Tiểu học.

-      Công tác tổ chức hiệu quả, tiết kiệm.

  1. 2. THỜI GIAN - ĐỊA ĐIỂM

2.1. Thời gian

-     8g00, ngày 26/12/2019.

2.2. Địa điểm

-     Trường Tiểu học Khai Minh (44 Phó Đức Chính, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Hồ Chí Minh).

  1. 3. ĐỐI TƯỢNG THAM GIA

- Đoàn viên, thanh niên đang học tập tại khoa Giáo dục Tiểu học, trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.

- Học sinh khối Ba trường Tiểu học Khai Minh.

 

  1. 4. NỘI DUNG THỰC HIỆN

4.1. Hoạt động 1: Khởi động:

- Cả lớp cùng tập thể dục theo bài hát “Em tập thể dục buổi sáng”

- Hỏi các em: “Các em có biết tập thể dục giúp ích gì cho chúng ta không?”

- Các em trả lời.

- Người hướng dẫn hỏi thêm: “Các em có biết ngoài tập thể dục ra thì còn những hoạt động nào giúp chúng ta luôn có năng lượng và luôn khỏe mạnh không nào?”

- Các em trả lời.

- Để các em hiểu rõ hơn, người hướng dẫn sẽ hỏi thêm: “Vậy để có một cơ thể luôn tràn đầy năng lượng và khỏe mạnh, chúng ta cần phải ăn uống như thế nào?” thì chúng ta cùng tìm hiểu Truyện “Cò trắng” – Trích “Truyện Mẹ Kể Con Nghe - Trước Giờ Đi Ngủ (Tập 3)” của Nhà xuất bản Văn Học.

4.2. Hoạt động 2: Đọc và tìm hiểu nội dung câu truyện:

- Chia các em thành nhóm 10 và cùng nhau đọc truyện.

- Tổ chức cho các em diễn lại câu chuyện “Cò trắng” (Mỗi nhóm sẽ cử 1 bạn đại diện đóng vai các nhân vật trong truyện, mỗi bạn sẽ được phát một nón đội có hình nhân vật mà mình sẽ đóng).

- Hỏi các em: “Từ câu chuyện trên, các em hãy cho biết chúng ta cần phải ăn uống như thế nào để không bị giống bạn Cò Trắng?”

4.3. Hoạt động 3: Hướng dẫn các em tháp dinh dưỡng và trò chơi “Năng lượng mỗi ngày”.

- Các em học sinh vẫn ngồi theo nhóm.

- Các em sẽ được xem đoạn clip “Bé Học Kỹ Năng Tập 5 - Ăn Đầy Đủ Rau Quả”

https://www.youtube.com/watch?v=8Z_G8P3ErxA

- Sau khi xem đoạn clip, các em sẽ được hướng dẫn về tháp dinh dưỡng và các thành phần tạo nên tháp dinh dưỡng.

- Các em sẽ tham gia trò chơi “Năng lượng mỗi ngày” (các nhóm sẽ được phát 1 hình tháp trống, không chứa những hình ảnh về các thực phẩm và 1 bộ sticker về những thực phẩm; Nhiệm vụ của các em là xếp những thực phẩm đó vào đúng tầng của tháp dinh dưỡng trong vòng 5 phút và thuyết trình sản phẩm của nhóm mình trước các nhóm khác).

- Hoàn thành sản phẩm và mang về lớp.

 

  1. 5. THÀNH LẬP BAN TỔ CHỨC

5.1. Thành lập Ban tổ chức

-       Đ/c Vũ Hoàng Thanh Như              PBTBCHĐK     Trưởng BĐH

-       Đ/c Trần Thùy Linh                         UVBCHĐK      Phó BĐH

-       Đ/c Lê Vinh Anh Khoa                   UVBCHĐK      Thành viên

-       Đ/c Nguyễn Thị Thùy Linh             UVBCHĐK      Thành viên

-       Đ/c Bạch Thùy Trang                      BTCĐ               Thành viên

-       Đ/c Lê Châu Anh Khoa                   PBTCĐ             Thành viên

-       Đ/c Phạm Thị Hương Quỳnh          Đoàn viên         Thành viên

-       Đ/c Nguyễn Thành Đạt                   UVCĐ              Thành viên

-       Đ/c Huỳnh Lê Anh Thư                 Đoàn viên         Thành viên

-       Đ/c Từ Vân Anh                              Đoàn viên         Thành viên

-       Đ/c Vũ Hàng Thanh Trúc                Đoàn viên         Thành viên

5.2. Tiến trình thực hiện

-         25/11/2019-08/12/2019: Lập kế hoạch, xin ý kiến.

-         09/12/2019: Triển khai kế hoạch.

-         10-25/12/2019: Công tác chuẩn bị.

-         26/12/2019: Thực hiên kế hoạch.

-         27/12/2019: Họp rút kinh nghiệm.


Nơi nhận:

- Chi Ủy – BCN Khoa

- BTV Đoàn trường

- BCH Đoàn khoa

- Lưu VP

- Lưu TV

- Liên đội TH Khai Minh

- Tổng phụ trách TH Khai Minh

TM. BCH ĐOÀN KHOA

BÍ THƯ

(đã kí)

Triệu Minh Quyên

 
KẾ HOẠCH - Tổ chức dự án “ Đọc sách cùng trẻ” tháng 11/2019: Chủ đề “Tôn sư trọng đạo” PDF. In Email
Thứ sáu, 08 Tháng 11 2019 01:59

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

ĐOÀN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

BCH KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

***

Số: 05-KH/ĐTN-GDTH                                                                                                                   Tp Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 10 năm 2019

KẾ HOẠCH

Tổ chức dự án “ Đọc sách cùng trẻ” tháng 11

Chủ đề “Tôn sư trọng đạo”

---------------

1. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU

1.1. Mục đích

-         Giúp học sinh hiểu hơn về truyền thống “Tôn sư trọng đạo”

-         Rèn luyện, phát huy văn hóa đọc trong học sinh, Đoàn viên, thanh niên; tổ chức nhiều hoạt động thiết thực giúp học sinh trường Tiểu học được tiếp cận và tìm hiểu nhiều loại sách.

-         Góp phần tạo điều kiện cho đoàn viên, thanh niên khoa Giáo dục Tiểu học rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ thông qua các hoạt động tại trường Tiểu học.

-         Tạo điều kiện cho học sinh tham gia các hoạt động vui chơi lành mạnh và rèn luyện kỹ năng sống.

-         Giúp học sinh hình thành lòng kính trọng, biết ơn, yêu thương thầy cô giáo.

1.2. Yêu cầu

-         Đoàn viên, thanh niên tham gia tích cực, nghiêm túc.

-         Công tác truyền thông được đẩy mạnh, tuyên truyền rộng rãi đến đoàn viên, thanh niên khoa Giáo dục Tiểu học.

-         Công tác tổ chức hiệu quả, tiết kiệm.

  1. 2. THỜI GIAN - ĐỊA ĐIỂM

2.1. Thời gian

-         8g00, ngày 22/11/2019.

2.2. Địa điểm

-         Trường Tiểu học Khai Minh (44 Phó Đức Chính, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Hồ Chí Minh).

  1. 3. ĐỐI TƯỢNG THAM GIA

-         - Đoàn viên, thanh niên đang học tập tại khoa Giáo dục Tiểu học, trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.

-         - Học sinh khối Bốn trường Tiểu học Khai Minh.

 

  1. 4. NỘI DUNG THỰC HIỆN

4.1. Hoạt động 1: Khởi động:

-         Cả lớp cùng hát bài hát: “Cô giáo em” hoặc “Bông hồng tặng cô”

-         Hỏi các em: “Trong tháng 11 này, các em có biết ngày lễ nào đặc biệt không?”

-         Các em trả lời.

-         Người hướng dẫn hỏi thêm: “Ngày 20/11 để tôn vinh những ai?”, “Ngày 20/11 chúng ta thường làm gì? Có các hoạt động gì để tôn vinh thầy cô?”

-         Để các em hiểu rõ hơn, người hướng dẫn sẽ hỏi thêm: “Tại sao chúng ta cần tôn vinh những người thầy người cô giáo của mình?” thì chúng ta cùng tìm hiểu Truyện “Thầy hiệu trưởng” – Trích “Totto – chan bên cửa sổ”.

4.2. Hoạt động 2: Đọc và tìm hiểu nôị dung câu truyện:

- Chia các em thành nhóm 10 và cùng nhau đọc truyện.

- Tổ chức trò chơi “Chuyền bóng” ( Mỗi nhóm sẽ được phát 1 trái banh nhựa và 1 tấm bảng giành quyền trả lời, các bạn HS trong nhóm sẽ lần lượt chuyền bóng cho nhau trên nền nhạc, khi nhạc ngưng, bóng trên tay bạn nào thì bạn đó sẽ là người giơ bảng giành quyền trả lời câu hỏi): Mất thời

+ Truyện chúng ta vừa đọc có tên là gì? Thầy hiệu trưởng tên gì? → “Thầy hiệu trưởng – Kobayashi Sosaku”.

+ Em hãy miêu tả hình dáng và vẻ bề ngoài của người thầy? → “Thầy còn lưa thưa vài sợi tóc, mấy chiếc răng đằng trước đã rụng hết, sắc mặt ông hồng hào, tuy không cao lắm nhưng vai và cánh tay ông rất vạm vỡ, ông mặc bộ com lê có cả áo gi lê bên trong rất chỉnh tề.”

+ Em hãy kể những chuyện mà Totto – chan đã kể cho thầy nghe? → “Chuyện chuyến tàu chở hai mẹ con, chuyện bác soát vé ở nhà ga, chuyện cô giáo ở trường cũ, chuyện ở trường cũ có tổ chim nhạn, chuyện ở nhà, chuyện hồi mẫu giáo, chuyện khi bị chảy nước mũi, chuyện bố lặn ở biển rất giỏi”

+ Khi nghe Totto – chan kể chuyện, thầy giáo có những hành động như thế nào? → “Thầy giáo cười, gật đầu, thỉnh thoảng lại hỏi “Còn gì nữa?””

+ Câu chuyện cuối cùng mà Totto – chan kể cho người thầy nghe là gì?                → “Chuyện về bộ quần áo Totto – chan mặc hôm ấy.”

+ Quần áo của Totto – chan mặc thường được ai may? Và tạo sao hôm nay Totto – chan lại mặc đồ mua ở ngoài? → “Mẹ là người may đồ cho Totto – chan. Lí do Totto – chan đi chơi bên ngoài về quần áo cũng rách bươm hết cả, có hôm còn rách hẳn miếng to tướng, đến cả cái quần lót vải bông co giãn màu trắng cũng rách tơi tả.”

+ Em hãy miêu tả bộ quần áo mà Totto – chan đã mặc sáng nay? → “Đó là chiếc váy liền, có những đường kẻ ca rô nhỏ màu đỏ thẫm và màu xám may bằng vải nỉ.”

+ Sau khi cố nghĩ thêm chuyện để kể cho thầy nghe mà không còn nữa thì Totto – chan cảm thấy như thế nào? Tại sao Totto – chan lại cảm thấy như vậy?         → “Cô bé cảm thấy buồn – vì Totto – chan là cô bé hiếu động, thích kể chuyện cho người khác nghe” (Câu hỏi mở, người hướng dẫn linh hoạt)

+ Trong suốt thời gian nghe Totto – chan kể chuyện, người thầy có những hành động như thế nào? → “Thầy không ngáp, không hề chán nản mà thầy còn nghe say sưa, thỉnh thoảng lại còn nhổm người lên giống Totto – chan hay làm lúc kể chuyện nữa”

+ Thầy đã ngồi nghe Totto – chan kể chuyện trong bao nhiêu tiếng đồng hồ? Chi tiết nào trong chuyện cho em thấy rằng thầy đã ngồi nghe Totto – chan nói chuyện rất lâu? → “Trong 4 tiếng. Totto – chan cùng mẹ đến trường lúc 8 giờ, lúc nói chuyện xong với thầy thì thầy nói đã đến giờ ăn cơm”

+ Nếu mẹ và cô giáo cũ biết Totto – chan mới học lớp Một đã có nhiều chuyện để kể như thế thì họ sẽ thấy như thế nào? → “Họ sẽ rất ngạc nhiên”

+ Totto – chan có cảm giác mình bị xa lánh, cô độc và bị nhìn bằng ánh mắt lạnh lùng, nhưng khi bên thầy hiệu trưởng thì Totto – chan thấy như thế nào? → “Totto – chan thấy rất an tâm, ấp áp và dễ chịu.”

+ Theo em, tại sao khi bên thầy hiệu trưởng Totto – chan lại thấy an tâm, ấm áp và dễ chịu? → “Bởi vì Totto – chan cảm nhận được tình thương yêu của thầy hiệu trưởng dành cho mình; Vì thầy hiệu trưởng là người đầu tiên chăm chú lắng nghe Totto – chan kể chuyện lâu như vậy; Vì hành động của thầy hiệu trưởng khiến Totto – chan cảm thấy gần gũi, ấp áp và cô không thấy mình còn bị xa lánh.” (người hướng dẫn linh động thêm câu trả lời của HS)

+ Qua câu chuyện, em nhận thấy thầy hiệu trưởng là người như thế nào? → “Qua câu truyện, em thấy thầy hiệu trưởng là một người nhân hậu, hiểu và yêu thương học sinh, thầy còn là người biết lắng nghe và chia sẻ.” (người hướng dẫn linh động thêm câu trả lời của HS)

+ Theo em, tại sao chúng ta cần phải biết tôn trọng và nhớ ơn công lao của thầy cô? → “Vì thầy cô là người dạy dỗ mình, người giúp mình có những kiến thức mới, có những bài học hay và có cả những kĩ năng sống.” (người hướng dẫn linh động thêm câu trả lời của HS)

+ Em cần làm gì để thầy cô vui lòng? → “Chăm ngoan, học giỏi, nghe lời bố mẹ và thầy cô” (người hướng dẫn linh động thêm câu trả lời của HS)

4.3. Hoạt động 3: Trang trí thiệp chủ đề “Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11”

- Các em học sinh vẫn ngồi theo nhóm.

- Mỗi HS được phát 1 tờ giấy A5, các em HS tự chuẩn bị bút, bút chì, gôm và màu để làm thiệp.

- Thiệp được làm bằng tờ giấy A5 gấp đôi, các em sẽ vẽ sáng tạo liên quan đến chủ đề 20/11 và trang trí, ghi các lời chúc gửi đến các thầy cô.

- Hoàn thành sản phẩm mang về lớp.

  1. 5. THÀNH LẬP BAN TỔ CHỨC

5.1. Thành lập Ban tổ chức

-       Đ/c Vũ Hoàng Thanh Như              PBTBCHĐK     Trưởng BĐH

-       Đ/c Trần Thùy Linh                         UVBCHĐK      Phó BĐH

-       Đ/c Lê Vinh Anh Khoa                   UVBCHĐK      Thành viên

-       Đ/c Nguyễn Thị Thùy Linh             UVBCHĐK      Thành viên

-       Đ/c Bạch Thùy Trang                      BTCĐ               Thành viên

-       Đ/c Lê Châu Anh Khoa                   PBTCĐ             Thành viên

-       Đ/c Phạm Thị Hương Quỳnh          Đoàn viên         Thành viên

-       Đ/c Nguyễn Thành Đạt                   UVCĐ              Thành viên

-       Đ/c Huỳnh Lê Anh Thư                 Đoàn viên         Thành viên

-       Đ/c Từ Vân Anh                              Đoàn viên         Thành viên

-       Đ/c Cù Thị Hải Vi                           Đoàn viên         Thành viên

5.2 Tiến trình thực hiện

-         25/10/2019-08/11/2019: Lập kế hoạch, xin ý kiến.

-         09/11/2019: Triển khai kế hoạch.

-         10-21/11/2019: Công tác chuẩn bị.

-         22/11/2019: Thực hiên kế hoạch.

-         23/11/2019: Họp rút kinh nghiệm.


Nơi nhận:

- Chi Ủy – BCN Khoa

- BTV Đoàn trường

- BCH Đoàn khoa

- Lưu VP

- Lưu TV

- Liên đội TH Khai Minh

- Tổng phụ trách TH Khai Minh

TM. BCH ĐOÀN KHOA

BÍ THƯ

(đã kí)

Triệu Minh Quyên

 
KẾ HOẠCH - Tổ chức Đọc và sẻ chia - “Những câu chuyện của Rối” – Tháng 11 PDF. In Email
Thứ tư, 06 Tháng 11 2019 02:13

ĐOÀN TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM

TP. HỒ CHÍ MINH

BCH KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

***

Số: 07-KH/ĐTN

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 10 năm 2019

KẾ HOẠCH

Tổ chức Đọc và sẻ chia – “Những câu chuyện của Rối” – Tháng 11

------

1. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU

1.1. Mục đích

-                Chia sẻ các câu chuyện phù hợp theo chủ đề mỗi tháng, qua đó gửi gắm ý nghĩa đến người xem.

-                Tạo cơ hội cho sinh viên khoa Giáo dục Tiểu học rèn luyện, phát huy chuyên môn qua hình thức làm rối.

1.2. Yêu cầu

-                Tổ chức đúng nội dung, hình thức hấp dẫn, phù hợp với kiến thức chuyên ngành.

-                Sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả, truyền tải đúng nội dung

-                Sinh viên tham gia nhiệt tình, tích cực.

-                Công tác truyền thông được đẩy mạnh, đảm bảo truyền thông đến sinh viên.

2. THỜI GIAN – ĐỊA ĐIỂM – ĐỐI TƯỢNG THAM GIA

2.1. Thời gian – địa điểm

-                Thời gian: ngày 17/11/2019

-                Địa điểm: Trường Đại học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh, cơ sở An Dương Vương.

2.2. Đối tượng tham gia

-        Đoàn viên, thanh niên khoa GDTH.

3. NỘI DUNG – HÌNH THỨC

-                Chủ đề tháng 11: Biết ơn

-                Câu chuyện “Lòng biết ơn của con cáo”: Con cáo sau khi được ông lão cứu đã tìm mọi cách trả ơn cho ông lão.

-                Hình thức: Biểu diễn Rối và lồng tiếng cho các nhân vật theo từng phân đoạn.

4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

4.1. Thành lập Ban Tổ chức

-     Đ/c Triệu Minh Quyên                  BTĐK            Trưởng ban

-     Đ/c Vũ Hoàng Thanh Như            PBT  ĐK         Phó ban

-     Đ/c Đỗ Thành Đạt                         PBT ĐK        Phó ban

-     Đ/c Lê Vinh Anh Khoa                 UV BCH ĐK     Thành viên

-     Đ/c Trần Thế Thông                      UV BCH ĐK   Thành viên

-     Đ/c Nguyễn Thị Thùy Linh           UV BCH ĐK      Thành viên

-     Đ/c Lê Thị Hạ Vy                          UV BCH ĐK    Thành viên

-     Đ/c Nguyễn Mộng Trúc                UV BCH ĐK     Thành viên

-     Đ/c Bùi Vũ Vân Anh                     UV BCH ĐK     Thành viên

-     Đ/c Trần Thùy Linh                      UV BCH ĐK     Thành viên

4.2. Tiến độ thực hiện

-     Ngày 30/10 – 6/11/2019: lên kế hoạch, xin ý kiến;

-     Ngày 7/11 – 16/10/2019: Chuẩn bị;

-     Ngày 17/11/2019: Truyền thông sản phẩm;

-     Ngày 18/11/2019: Họp rút kinh nghiệm.

 


Nơi nhận:

- Chi Ủy – BCN Khoa

- BTV Đoàn trường

- BCH Đoàn khoa

- BCH Chi đoàn

- Lưu VP.

TM. BCH ĐOÀN KHOA

BÍ THƯ

(đã kí)

Triệu Minh Quyên

 
KẾ HOẠCH - Tổ chức Hội nghị góp ý Dự thảo văn kiện Đại hội Đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2019 - 2022 PDF. In Email
Thứ tư, 30 Tháng 10 2019 02:07

ĐOÀN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HCM

BCH ĐOÀN KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

 

***

Số: 06-KH/ĐTN

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 10 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

Tổ chức Hội nghị góp ý Dự thảo văn kiện Đại hội Đại biểu

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh

lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2019 - 2022

--------------

 

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

1. Mục đích

- Phát huy sự sáng tạo, đóng góp của đoàn viên, thanh niên đối với các hoạt động của Đoàn Trường.

- Thể hiện quyền và trách nhiệm của đoàn viên, thanh niên đối với tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

2. Yêu cầu

- Việc lấy ý kiến góp ý văn kiện đảm bảo đúng đối tượng, thời gian dự kiến.

- Ý kiến đóng góp mang tính khả thi, tính xây dựng, phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường và Đoàn Trường.

- Việc tổ chức thực hiện lấy ý kiến phải đảm bảo chất lượng, tiết kiệm, hiệu quả và đúng quy trình.

 

II. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM TỔ CHỨC, ĐỐI TƯỢNG THAM GIA

1. Thời gian: 17 giờ 30, ngày 06 tháng 11 năm 2019 (Thứ năm).

2. Địa điểm: Hội trường A3.13 – cơ sở An Dương Vương.

(Số 280 An Dương Vương, P. 4, Q. 5, TP. HCM)

3. Đối tượng tham gia:

- Đ/c Ủy viên Ban Thường vụ Đoàn Trường phụ trách khoa Giáo dục Tiểu học.

- Đại biểu chính thức và đại biểu dự khuyết đã được Đại hội cấp cơ sở được bầu tham dự Đại hội Đoàn Trường.

- Ban Chấp hành Đoàn, Hội các khoa.

- Ban Chấp hành các Chi đoàn trực thuộc khoa.

- 03 đoàn viên tiêu biểu/01 Chi đoàn.

III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

Góp ý từng phần, từng mục trong các nội dung sau của Dự thảo Văn kiện Đại hội:

- Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đoàn Trường nhiệm kỳ 2017 – 2019 trình Đại hội Đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2019 - 2022

- Báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành Đoàn Trường nhiệm kỳ 2017 – 2019.

- Hệ thống chỉ tiêu, công trình trọng điểm nhiệm kỳ 2019 – 2022.

Chương trình chi tiết:

Thời gian

Nội dung

18g00 – 18g30

Tuyên bố lí do, Giới thiệu Đại biểu

18g30 – 19g00

Chia tổ thảo luận Văn kiện

19g00 – 19g30

Trao đổi với Chủ tọa Hội nghị về góp ý Văn kiện

19g30 – 19g45

Báo cáo Tổng hợp Góp ý Văn kiện

19g45 – 20g00

Phát biểu định hướng của BTV Đoàn trường

20g00 – 20g15

Bế mạc Hội nghị

IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Thành lập Ban Tổ chức

-     Đ/c Triệu Minh Quyên                    BTĐK   Trưởng ban

-     Đ/c Vũ Hoàng Thanh Như              PBT  ĐK     Phó ban

-     Đ/c Đỗ Thành Đạt                           PBT ĐK      Phó ban

-     Đ/c Lê Vinh Anh Khoa                   UV BCH ĐK    Thành viên

-     Đ/c Trần Thế Thông                        UV BCH ĐK    Thành viên

-     Đ/c Nguyễn Thị Thùy Linh             UV BCH ĐK    Thành viên

-     Đ/c Lê Thị Hạ Vy                            UV BCH ĐK    Thành viên

-     Đ/c Nguyễn Mộng Trúc                  UV BCH ĐK    Thành viên

-     Đ/c Bùi Vũ Vân Anh                       UV BCH ĐK     Thành viên

-     Đ/c Trần Thùy Linh                        UV BCH ĐK    Thành viên

2. Nhiệm vụ của Ban Tổ chức

- Là bộ phận thường trực chỉ đạo công tác tổ chức hội nghị góp ý văn kiện.

- Rà soát, đôn đốc việc thực hiện góp ý.

- Tổng hợp ý kiến góp ý của Hội nghị góp ý và lập dự thảo báo cáo góp ý văn kiện trình Ban Thường vụ Đoàn Trường phụ trách.

 

V. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

- Ngày 30/10/2019:          Xây dựng Kế hoạch và trình Ban Thường vụ.

- Ngày 31/10/2019:          Triển khai Kế hoạch.

- Ngày 06/11/2019:          Tổ chức Hội nghị.

- Ngày 07/11/2019:          Họp Ban Tổ chức rút kinh nghiệm.

 

TM. BCH ĐOÀN KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

BÍ THƯ

(đã kí)

 

 

Triệu Minh Quyên

Nơi nhận:

- BTV Đoàn trường; Đ/c Lâm Thanh Minh;

- Chi ủy – Ban Chủ nhiệm các khoa;

- BCH Đoàn khoa;

- BTC Hội nghị;

- Lưu VP.

 


Trang 3 trong tổng số 4